Lên kế hoạch trong cuộc sống là một thói quen quyết định nếu bạn muốn thành công. Kế hoạch sẽ đem lại định hướng, giúp bạn tiến lên một cách hiệu quả nhất.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bắt đầu lên kế hoạch quá chi tiết? Mà lên kế hoạch quá chi tiết là gì ấy nhỉ? Nó có nghĩa là bạn lên kế hoạch mọi ngóc ngách của cuộc đời bạn như thể bạn đang sống trong một bộ phim vậy. Trong phim thì bạn có sự kiểm soát hoàn toàn đối với mọi biến, và không có ẩn số. Mọi việc đều xảy ra đúng như những gì đã được viết sẵn trong kịch bản.
Nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra trong đời thực cả.
Trong thực tế, bạn chẳng bao giờ có thể lên kế hoạch chính xác đến từng phút cuộc sống của mình và mong đợi những kế hoạch đó thành hiện thực. Và cố gắng buộc điều đó phải xảy ra thì càng nguy hại hơn.
Lên kế hoạch quá chi tiết là một cái bẫy khá nhiều người rơi vào. Nhưng hãy đọc tiếp và quyết định xem bạn nên làm việc gì để bảo đảm các kế hoạch sẽ đem lại lợi ích cho bạn.
1/ Xác định bạn muốn gì và lên kế hoạch ngược lại từ đích đến đó
Bạn phải vẽ ra được bức tranh toàn cảnh, đầy đủ về cuộc đời mình. Bạn phải nghĩ xa hơn mục tiêu trước mắt, và hãy tính đền chuyện bạn sẽ làm gì trong năm năm, mười năm, hai mươi năm sau.
Những mục tiêu chính bạn muốn đạt được là gì?
Bạn muốn sau này người khác sẽ nhớ về bạn vì điều gì?
Ủa mà vậy chứ bạn có muốn được người ta nhớ đến không thế?
Bạn không thể lông bông đến hết đời mà không có một mục đích gì cụ thể. Gượm đã, tôi nuốt lại câu vừa rồi. Tất nhiên là bạn vẫn có thể lông bông đến hết đời mà không có một mục đích gì cụ thể rồi, nhưng có ai muốn sống một cuộc sống vô mục đích như vậy không chứ? Tất nhiên là bạn muốn sống có mục đích chứ, phải không?
Khi bạn đã thực sự biết rõ bạn mong muốn đời mình sẽ thế nào và mục tiêu của bạn là gì, bạn có thể quay trở lại và bắt đầu quyết định xem mình nên làm gì bây giờ được rồi đó.
Hãy bắt đầu với mục tiêu trong vòng năm năm tới và tự hỏi chính mình, “Tôi cần những gì để tiến gần hơn đển mục tiêu năm năm của mình?”
Khi bạn đã có câu trả lời rôi, hãy tiếp tục hỏi, “Vậy tôi cần phải làm gì trong vòng ba tháng để tiến gần hơn đển mục tiêu năm năm của mình?”
Và rồi bạn chẻ nhỏ mục tiêu ba tháng ấy thành từng tháng.
Và rồi bạn cố gắng từng ngày để đạt được mục tiêu trong tháng ấy.
Đây thực sự là một bài tập cực kỳ hiệu nghiệm và tôi đang sử dụng nó cho những tiến trình quan trọng của đời mình. Nhưng bạn chỉ có thể thu được lợi ích từ nó khi bạn biết rõ rằng bạn muốn gì trong cuộc sống của bạn.
2/ Đừng lo lắng thái quá về tiểu tiết.
Ở giai đoạn này bạn đã lên được một kế hoạch và biết rõ bạn muốn đi đến đâu với cuộc đời mình, mục tiêu của bạn là gì. Nhưng hãy để ý rằng tôi chỉ dừng lại ở mục tiêu hằng tháng. Bạn biết tại sao không?
Cuộc sống đầy những bất ngờ và bạn phải là siêu nhân mới may ra có thể dự đoán hết mọi điều ngạc nhiên mà cuộc sống đem đến.
Điều duy nhất chúng ta có thể dự đoán được đó là việc chúng ta không thể dự đoán được điều gì hết.
Nếu bạn bắt đầu lên kế hoạch đến từng tiểu tiết kiểu như bạn sẽ đi vệ sinh lúc nào vào sẽ đánh răng lúc mấy giờ thì bạn đang tự làm khó mình đấy..
Việc lên kế hoạch đến từng tiểu tiết như vậy làm bạn không có cơ hội xử lý những điều ngoài dự kiến.
Và bạn có biết bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn bị tấn công bất ngờ như vậy không? Bạn sẽ tự nghi hoặc chính mình. Bạn sẽ cảm thấy mất tự tin vào khả năng của bản thân. Bạn sẽ tự hỏi liệu điều mình đang cố thực hiện có đáng phải bỏ nhiều công sức ra như vậy không. Và cuối cùng, bạn từ bỏ nó. Tôi đã từng rơi vào tình trạng ấy. Thất bại. Đó chẳng phải là một tình huống tốt lành gì, nhưng bạn có thể tránh được nó bằng cách luôn dành ra một phần cho những điều ngoài dự kiến.
3/ Hãy hành động, và hãy ghi nhận lại.
Đại tướng Patton từng nói: ‘Một kế hoạch tốt được thực hiện triệt để từ bây giờ thì tốt hơn một kế hoạch hoàn hảo bắt đầu từ tuần sau.”
Tất cả những điều đã được lên kế hoạch ở những bước trước sẽ trở thành thừa thải, trừ khi bạn bắt tay vàon thực hiện chúng. Hành động không ngừng là điều duy nhất giúp bạn tiến từ vị trí hiện nay đến mục tiêu cuộc đời của bạn
Dù mục tiêu của bạn là gì – kiếm nhiều tiền, tìm được công việc tốt hơn, tìm ý trung nhân, cải thiện các mối quan hệ, giảm cân,.. đi chăng nữa cũng không thành vấn đề – hành động là thượng sách.
Rất nhiều người do dự khi hành động, thường chỉ vì một lý do. Họ sợ thất bại..
Sợ thất bại có lẽ là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm.
Hãy nhìn vào bất cứ người thành công nào và bạn sẽ nhận ra sự ‘thành công’ cả họ chỉ có được sau một núi những thất bại. Steve Jobs bị chính công ty mình sáng lập sa thải. Colonel Sanders bị từ chối 1,000 lần trước khi có một ai đó thèm để ý đến món gà chiên của ông. Michael Jordan bị đuổi khỏi đội bóng rổ ở trường trung học. Danh sách còn dài vô tận đấy.
Khó khăn là một rào cản cần thiết trên đường tới thành công.
Bạn phải học cách chấp nhận khó khăn vì chúng là người thầy tốt nhất. Khi bạn sắp phải đối mặt với sai lầm, hãy nhìn nhận nó và học từ nó. Hãy tỉnh táo xem lại mình và tìm xem đã xảy ra lỗi ở đâu, đâu là nguyên nhận trực tiếp khiến bạn thất bại. Rồi sau đó, hãy làm rõ xem bạn sẽ làm gì khác đi để bảo đảm thất bại này sẽ không tái diễn.
Tác giả: Tony Robinson
0 nhận xét: