Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

TRIỆU VŨ VƯƠNG - TRIỆU ĐÀ

TRIỆU VŨ VƯƠNG - TRIỆU ĐÀ

Vũ Đế Ở ngôi 71 năm [207 - 136 TCN], thọ 121 tuổi [256 - 136 TCN].
Họ Triệu, nhân lúc nhà Tần suy loạn, giết trưởng lại Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế, đòi ngang với nhà Hán, hưởng nước truyền ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng.
Họ Triệu, tên húy là Đà, người huyện Chân Định1 nước Hán, đóng đô ở Phiên Ngung (nay ở tỉnh Quảng Đông)2 .
Giáp Ngọ, năm thứ 1 [207 TCN] , (Tần Nhị Thế năm thứ 3). Vua chiếm lấy đất Lâm Ấp3 và Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vương.
Ất Mùi, năm thứ 2 [206 TCN] , (Tây Sở Bá Vương Hạng Tịch năm thứ 1; Hán Vương Lưu Bang năm thứ I). Năm ấy nhà Tần mất.
[1b] Đinh Dậu, năm thứ 4 [204 TCN] , (Sở Hạng Tịch năm thứ 3; Hán Lưu Bang năm thứ 3). Mùa đông, tháng 10, ngày 30, nhật thực. Tháng 11, ngày 30, nhật thực.
Mậu Tuất, năm thứ 5 [203 TCN] , (Sở Hạng Tịch năm thứ 4; Hán Lưu Bang năm thứ 4). Mùa thu, tháng 7, sao Chổi mọc ở khu vực sao Đại Giác.
Kỷ Hợi, năm thứ 6 [202 TCN] , (Hán Cao Đế năm thứ 5). Mùa xuân, tháng 2, Hán Vương lên ngôi hoàng đế. Năm ấy Tây Sở mất.
Quý Mão, năm thứ 10 [198 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 9). Vua sai hai sứ coi giữ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Ất Tỵ, năm thứ 12 [196 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 11) Nhà Hán đã định được thiên hạ, nghe tin vua cũng đã xưng vương ở nước Việt, mới sai Lục Giả sang phong vua làm Nam Việt Vương, trao cho ấn thao4 và con so bổ đôi5 , thông sứ với nhau, bảo vua giữ yên đất Bách Việt, chớ cướp phá. Khi sứ đến, vua ngồi xổm mà tiếp Lục Giả. Giả nói: "Vương vốn là [2a] người Hán, họ hàng mồ mả đều ở nước Hán, nay lại làm trái tục nước mình, muốn chiếm đất này làm kẻ địch chống chọi với nhà Hán, há chẳng lầm hay sao? Vả lại, nhà Tần mất con hươu6 , thiên hạ đều tranh nhau đuổi, chỉ có Hán Đế khoan nhân yêu người, dân đều vui theo, khởi quân từ đất Phong Bái mà vào Quan Trung trước tiên để chiếm giữ Hàm Dương, dẹp trừ hung bạo. Trong khoảng 5 năm, dẹp yên loạn lạc, bình định bốn biển, đó không phải là sức người làm nổi, tức là trời cho. Hán Đế nghe vương làm vua ở đất này, từng muốn quyết một phen được thua, nhưng vì dân chúng lao khổ vừa xong cho nên phải bỏ ý định, sai sứ mang ấn thao cho vương, đáng lẽ vương phải ra ngoài giao7 nghênh đón bái yết để tỏ lòng tôn kính. Nay đã không làm thế, thì nên sắm lễ mà tiếp sứ giả mới phải, sao lại cậy dân Bách Việt đông mà khinh nhờn sứ giả của thiên tử? Thiên Tử nghe biết, phát binh sang hỏi tội, thì vương làm thế nào?". Vua ra dáng sợ hãi, đứng dậy nói: "Tôi ở đất này lâu ngày [2b] quên mất cả lễ nghĩa". Nhân hỏi Giả rằng: "Tôi với Tiêu Hà, Tào Tham ai hơn?"8 Giả nói: "Vương hơn chứ". Lại hỏi: "Tôi với vua Hán ai hơn?". Giả nói: "Hán Đế nốiũ Đế Tam Vương, thống trị người Hán kể hàng ức vạn người, đất rộng hàng muôn dặm, vật thịnh dân giàu, quyền chính chỉ do một nhà, từ khi trời đất mở mang đến nay chưa từng có. Nay dân của vương, chẳng qua mười vạn ở, ở xen khoảng núi biển, chỉ ví như một quận của nhà Hán, ví với Hán Đế sao được?". Vua cười và nói: "Tôi lấy làm giận không được nổi dậy ở bên ấy, biết đâu chẳng bằng nhà Hán?" Giả ngồi im lặng, sắc mặt tiu nghỉu. Bèn giữ Giả ở lại vài tháng. Vua nói: "Ở đất Việt này không ai đủ để nói chuyện được. Nay ông đến đây hàng ngày tôi được nghe những chuyện chưa từng nghe." Cho Giả đồ châu báu giá nghìn vàng để làm vật bỏ bao. Đến khi Giả về, lại cho thêm nghìn vàng nữa.
[3a] Bính Ngọ, năm thứ 13 [195 TCN], (Hán Cao Đế năm thứ 12). Mùa hạ, tháng 4, vua Hán băng.
Canh Tuất, năm thứ 17 [191 TCN], (Hán Huệ Đế Doanh năm thứ 4). Mùa hạ, nhà Hán dựng Nguyên Miếu ở phía bắc sông Vị.
Quý Sửu, năm thứ 20 [188 TCN], (Hán Huệ Đế năm thứ 7) Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, nhật thực. Mùa hạ, tháng 5, nhật thực, mặt trời bị che khuất hết. Mùa thu, tháng 8, vua Hán băng.
Ất Mão, năm thứ 22 [186 TCN], (Hán Cao Hậu Lữ Trĩ năm thứ 2). Mùa hạ, tháng 6, ngày 30, nhật thực.
Đinh Tỵ, năm thứ 24 [184 TCN], (Hán Cao Hậu năm thứ 4). Nhà Hán cấm nước Nam Việt mua đồ sắt ở cửa quan. Vua nói: "Khi Cao Đế lên ngôi, ta cùng thông sứ chung đồ dùng. Nay Cao Hậu nghe lời gièm pha, phân biệt đồ dùng Hán, Việt. Việc này tất là mưu kế của Trường Sa Vương9 muốn dựa uy đức của nhà Hán mưu lấy nước ta mà làm vua cả, tự làm công của mình".
[3b] Mậu Ngọ, năm thứ 25 [183 TCN], (Hán Cao Hậu năm thứ 5). Mùa xuân, vua lên ngôi hoàng đế, đem quân đánh Trường Sa, đánh bại mấy quận rồi về.
Canh Thân, năm thứ 27 [181 TCN], (Hán Cao Hậu năm thứ 7). Nhà Hán sai Lâm Lư hầu Chu Táo sang đánh Nam Việt để báo thù việc đánh Trường Sa. Gặp khi nắng to ẩm thấp, bệnh dịch phát, bèn bãi quân. Vua nhân thế dùng binh uy và của cải để chiêu vỗ Mân Việc và Âu Lạc ở phía tây (tức là Giao Chỉ và Cửu Chân), các nơi ấy đều theo về, từ đông sang tây rộng hơn vạn dặm. Vua ngồi xe mui vàng, dùng cờ tả đạo10 , cho là nghi vệ ngang với nhà Hán.
Tân Dậu, năm thứ 28 [180 TCN], (Hán Cao Hậu năm thứ 8). Mùa thu, tháng 7, Cao Hậu băng, các đại thần đón Đại vương Hằng lên ngôi, tức là Văn Đế.
Nhâm Tuất, năm thứ 29 [179 TCN], (Hán Văn Đế Hằng năm thứ 1). Vua Hán vì thấy mồ mả tổ tiên của vua đều ở Chân Định [4a] mới đặt người thủ ấp để trông coi, tuế thời cúng tế, gọi các anh em của vua cho làm quan to, ban cho hậu. Vua Hán hỏi Tể tướng Trần Bình có thể cử ai sang sứ Nam Việt được, Bình nói: "Lục Giả thời Tiên đế đã từng sang sứ Nam Việt". Vua Hán gọi Giả cho làm Thái trung đại phu, lấy một người yết giả11 làm phó sứ, đem thư sang cho vua. Thư nói: "Kính hỏi thăm Nam Việt Vương rất lao tâm khổ ý. Trẫm là con vợ lẽ của Cao Đế, phải đuổi ra ngoài làm phiên vương ở đất Đại, vì đường sá xa xôi, kiến thức hẹp hòi quê kệch, nên chưa từng gửi thư. Cao Hoàng Đế lìa bỏ bầy tôi, Hiếu Huệ Hoàng Đế qua đời, Cao Hậu tự lên trông coi việc nước, không may có bệnh, người họ Lữ chuyên quyền làm bậy, một mình khống chế ngự được, mới lấy con người họ khác nối nghiệp Hiếu Huệ Hoàng Đế. Nhờ anh linh tông miếu và sức lực của các công thần, đã giết hết bọn ấy. Trẫm vì các vương hầu và quan lại không cho từ chối, không thể không nhận, nay đã lên ngôi. Mới rồi nghe nói vương có gửi thư cho tướng [4b] quân Lâm Lư hầu, muốn tìm anh em thân và xin bãi chức hai tướng quân ở Trường Sa. Trẫm theo thư của vương, đã bãi chức tướng quân Bác Dương hầu rồi, còn anh em thân của vương hiện ở Chân Định, trẫm đã sai người đến thăm hỏi và sửa đắp phần mộ tiên nhân của vương rồi. Ngày trước nghe tin vương đem quân đánh biên giới, cướp phá mãi không thôi, dân Trường Sa khổ sở mà Nam Quận khổ nhất, nước của vương há được lợi riêng hay sao? Tất phải chết nhiều quân lính, hại các tướng lại tài giỏi, làm cho vợ góa chồng, con mồ côi, cha mẹ mất con, được một hại mười, trẫm không nỡ làm thế. Trẫm muốn phân định đất phong xen kẽ để chế ngự lẫn nhau12 , đem việc ra hỏi, bọn quan lại đều nói: "Cao Hoàng Đế sở dĩ lấy Trường Sa làm địa giới, vì [quá chỗ đó] là đất của vương, không nên tự tiện thay đổi". Nay dù lấy được đất đai của vương cũng không đủ lớn thêm, lấy được của cải của vương cũng không đủ giàu thêm, cõi đất từ Ngũ Lĩnh về nam, vương cứ việc trị lấy. Tuy vậy, vương xưng là [5a] đế, hai đế cùng lập mà không có xe sứ thông hiếu, thế là tranh nhau. Tranh mà không biết nhường thì người có nhân không làm. Trẫm nguyện cùng vương đều bỏ hiềm trước, từ nay trở đi thông hiếu như xưa. Vì vậy mới sai Lục Giả sang đưa tờ dụ, để tỏ với vương bản ý của trẫm. Vương cũng nên nghe theo, chớ làm những việc cướp phá nữa. Nhân gửi biếu vương 50 chiếc áo bông thượng hạng, 30 chiếc áo bông trung hạng, 20 chiếc áo bông hạ hạng. Mong rằng Vương hãy nghe nhạc tiêu sầu và thăm hỏi nước láng giềng".
Khi Giả đến, vua tạ lỗi nói: "Kính vâng chiếu chỉ, xin làm phiên vương, giữ mãi lệ cống". Rồi đó vua hạ chiếu rằng: "Trẫm nghe: hai người hùng không đứng cùng nhau, hai người hiền không ở cùng đời. Hoàng Đế nhà Hán là bậc thiên tử hiền tài, từ nay ta triệt bỏ xe mui vàng và cờ tả đạo là nghi chế của hoàng đế". Nhân viết thư rằng: "Man Di đại trưởng lão phu, thần Đà, mạo muội đáng chết, hai lạy dâng thư lên hoàng đế bệ hạ. Lão phu vốn là lại cũ ở đất Việt, Cao Đế ban cho ấn [5b] thao làm Nam Việt Vương. Hiếu Huệ Hoàng Đế lên ngôi, vì nghĩa không nỡ tuyệt nên ban cho lão phu rất hậu. Cao Hậu lên coi việc nước lại phân biệt Hoa - Di, ra lệnh không cho Nam Việt những khí cụ làm ruộng bằng sắt và đồng; ngựa, trâu, dê nếu cho thì cũng chỉ cho con đực, không cho con cái. Lão phu ở đất hẻo lánh, ngựa, trâu, dê đã già. Tự nghĩ nếu không sắm lễ vật cúng tế, thì tội thực đáng chết mới sai nội sử Phan, trung úy Cao, ngự sử Bình, ba bọn dâng thư tạ lỗi, nhưng đều không thấy trở về. Lại nghe đồn rằng, phần mộ của cha mẹ lão phu bị đập phá, anh em họ hàng đều bị giết. Vì vậy, bọn lại bàn nhau rằng: "Nay bên trong không được phấn chấn với nhà Hán, bên ngoài không lấy gì để tự cao khác với nước Ngô". Vì vậy mới đổi xưng hiệu là đế, để tự làm đế nước mình, không dám làm điều gì hại đến thiên hạ. Cao Hoàng Hậu nghe tin cả giận, tước bỏ sổ sách của Nam Việt, khiến cho việc sai người đi sứ không thông. Lão phu trộm ngờ là vì Trường Sa Vương gièm [6a] pha, cho nên mới đem quân đến đánh biên giới. Lão phu ở đất Việt 49 năm, đến nay đã ẵm cháu rồi, những vẫn phải dậy sớm, ngủ muộn, nằm không yên chiếu, ăn không biết ngon, mắt không trông sắc đẹp, tai không nghe tiếng chuông trống, chỉ vì không được làm tôi nhà Hán mà thôi. Nay may được bệ hạ có lòng thương đến,  được khôi phục hiệu cũ, cho thông sứ như trước, lão phu dù chết xương cũng không nát. Vậy xin đổi tước hiệu, không dám xưng đế nữa. Kính cẩn sai sứ giả dâng một đôi ngọc bích trắng, 1.000 bộ lông chim trả, 10 sừng tên, 500 vỏ ốc màu tía, 1 giỏ cà cuống, 40 đôi chim trả sống, 2 đôi chim công. Mạo muội liều chết, hai lạy dâng lên hoàng đế bệ hạ".
Lục Giả đem thư ấy về báo, vua Hán rất mừng. Từ đấy Nam Bắc giao hảo, thôi việc binh đao, dân được yên nghỉ.
Quý Hợi, năm thứ 30 [178 TCN], (Hán Văn Đế năm thứ 2). Mùa đông, tháng 10, ngày 30, nhật thực.
[6b] Giáp Tý, năm thứ 31 [177 TCN], (Hán Văn Đế năm thứ 3). Mùa đông, tháng 10, ngày 30 nhật thực. Tháng 11, ngày 30, nhật thực.
Tân Tỵ, năm thứ 48 [160 TCN], (Hán Văn Đế Hậu Nguyên, năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, ngày 30, nhật thực.
Giáp Thân, năm thứ 51 [157 TCN], (Hán Văn Đế năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 6, vua Hán băng, có chiếu dặn để tang ngắn. Mùa thu, tháng 9, sao Chổi mọc ở phương tây.
Ất Dậu, năm thứ 52 [156 TCN], (Hán Cảnh Đế Khải, năm thứ 1). Nhà Hán chiếu sai các quận quốc dựng miếu Thái Tông.
Bính Tuất, năm thứ 53 [155 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 2). Mùa đông, tháng 11, có sao Chổi mọc ở phương tây.
Đinh Hợi, năm thứ 54 [154 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, có sao Chổi đuôi dài mọc ở phương tây. Tháng ấy, ngày 30, có nhật thực.
[7a] Mậu Tý, năm thứ 55 [153 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 4). Mùa đông, tháng 10, ngày 30, nhật thực.
Quý Tỵ, năm thứ 60 [148 TCN], (Hán Cảnh Đế Trung Nguyên năm thứ 2). Mùa hạ, tháng 4, có sao Chổi mọc ở phía tây bắc. Mùa thu, tháng 9, ngày 30, có nhật thực.
Giáp Ngọ, năm thứ 61 [147 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 3). Mùa thu, tháng 9, có sao Chổi mọc ở phía tây bắc. Tháng ấy, ngày 30, nhật thực.
Ất Mùi, năm thứ 62 [146 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 4). Mùa đông, tháng 10, ngày 30, nhật thực.
Đinh Dậu, năm thứ 64 [144 TCN], (Hán Cảnh Đế năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, ngày 30, nhật thực. Bấy giờ vua sai sứ sang nhà Hán thì xưng là vương, giữ lễ triều yết cũng như các nước chư hầu, ở trong nước thì theo hiệu cũ [đế].
[7b] Mậu Tuất, năm thứ 65 [143 TCN], (Hán Cảnh Đế Hậu Nguyên, năm thứ 1). Mùa thu, tháng 7, ngày 30, nhật thực.
Canh Tý, năm thứ 67 [141 TCN], (Hán Cảnh Đế [Hậu Nguyên] năm thứ 3). Mùa đông13 , tháng 10, mặt trời, mặt trăng đều sắc đỏ. Tháng 12, sắc mặt trời đỏ tía, năm sao đi ngược chiều ôm lấy chòm sao Thái Vi; mặt trăng đi xuyên vào Thiên Đình (Thiên Đình tức là 10 ngôi sao cung viên Thái Vi ở góc hữu sao Long Tinh, ở khoảng sao Dực sao Chẩn; ấy là cung của thiên tử; tòa của ngũ đế).
Mùa xuân, tháng giêng, vua Hán băng.
Nhâm Dần, năm thứ 69 [139 TCN], (Hán Vũ Đế Triệt, Kiến Nguyên năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 30, nhật thực. Mùa hạ, tháng 4, có sao to bằng mặt trời mọc ban đêm.
Quý Mão, năm thứ 70 [138 TCN], (Hán Kiến Nguyên năm thứ 3). Mùa thu, tháng 7, sao Chổi mọc ở phía tây bắc. Tháng 9, ngày 30, nhật thực.
Giáp Thìn, năm thứ 71 [137 TCN], (Hán Kiến Nguyên, năm thứ 4). Vua băng, thụy là Vũ Đế. Cháu là Hồ lên nối ngôi. (Về sau, nhà Trần [8a] phong là Khai Thiên Thể Đạo Thánh Vũ Thần Triết Hoàng Đế).
Lê Văn Hưu nói: Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể [8b] lại ngấp nghé được.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Truyện [Trung Dung] có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". [Vũ] Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biêt khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". V chính hợp câu ấy.
(Nguồn: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
An Dương Vương

An Dương Vương


Theo truyền thuyết sử cũ thì An Dương Vương tên thật là Thục Phán là cháu nước Thục. Nước Thục không phải là nước Thục ở vùng Tứ Xuyên đời chiến quốc (Trung Quốc) mà là một bộ tộc đã tới vùng Bắc Bộ từ lâu, sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái. Tục gọi là người Âu Việt. Chuyện xưa kể rằng: Vua HùngVương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng Vương muốn gã nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, di chúc cho con cháu đời sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang của Vua Hùng. Đến đời cháu là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Vua Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Vua Hùng Vương nói: ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng Vương còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, Vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất.
Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên), Thục Phán dẹp yên mọi bề, Xưng là An Dương Vương, cải quốc hiệu Âu Lạc (tên hai nước Âu Việt và Lạc Việt ghép lại) đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc, Vĩnh Phú).

AN DƯƠNG VƯƠNG DẸP TẦN

Khi An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc thì Doanh Chính nước Tần đã kết thúc mọi hỗn chiến đời chiến quốc, thống nhất nước Trung Hoa, lập nên một nhà nước lớn mạnh. Để thõa tham vọng mở mang lãnh thổ, Doanh Chính huy động lực lượng to lớn phát động cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt.
Năm 218 trước công nguyên, Doanh Chính huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhứt củ quân Tần phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, đạo quân chủ lực của quân Tần do viên tướng lừng danh Đồ Thư thống lĩnh vào đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Nhân dân Lạc Việt biết không thể đương nổi quân Tần nên bỏ vào rừng để bảo toàn lực lượng. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Bởi vậy khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, chúng gặp khó khăn chồng chất. Quân địch tiến sâu đến đâu, người Việt làm vườn không nhà trống và trốn rừng đến đó. Chẳng mấy chốc quân Tần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương, khí hậu độc địa, thì người Việt, do Thục Phán làm tướng, mới bắt đầu xuất trận. Chính chủ tướng Đồ Thư trong một trận giáp chiến đã bị bắn hạ. Mất chủ tướng, quân địch hoang mang mở đường máu tháo chạy về nước. Như vậy, sau gần 10 năm lãnh đạo nhân dân Âu Việt – Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần thắng lợi. Thục Phán đã thực sự nắm trọn uy quyền tuyệt đổi về quân sự lẫn chính trị, khiến cho uy tín của Thục Vương ngày càng được cũng cố và nâng cao. Từ vị trí ấy, Thục Vương có điều kiện thi thố tài năng, dựng xây nước Âu Lạc vững mạnh.

AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA

Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa.
Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. Sự thực truyền thuyết đó như thế nào?
Thời ấy, tổ tiên ta chưa có gạch nung. Bởi vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi ngòai 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1.6km... Diện tích trung tâm lên tới 2km2 . Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu. Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khố khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để xử lý cho công trình? Kỹ thuật xếp đá? Đây quả là một kỳ công.
Thành Cổ Loa chẳng những là một công trình đồ sộ, cổ nhất của dân tộc mà còn là công trình hoàn bị về mặt quân sự. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, Tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ Huyền Khê - Hòang Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Đông Anh). Bởi vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phướng đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể vốn là sở trường của người Lạc Việt, chẳng mấy chốc, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành quân cảng. Rồi nhân dân được điều tới khai phá rừng đa ( Gia Lâm), rừng Mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm)v.v... thành ruộng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí cũng xuất hiện. Bên côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông ta đã chế tạo ra mỏ liên châu, mỗi phát bắn hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục vạn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài hoa sản xuất tại đây.
Với vị trí thuận lợi ấy, với cách bố trí thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời ấy thật đáng sợ.
Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo kỳ vĩ của dân tộc.

AN DƯƠNG VƯƠNG BÃI CHỨC TƯỚNG QUÂN CAO LỖ

Chuyện xưa kể rằng:
Một lần Thục An Dương Vương hỏi tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa:
Mấy năm nay nhà Triệu với Âu Lạc giao hảo thuận hòa. Nay con trai họ là Trọng Thủy muốn cầu hôn với Mỵ Châu, ông nghĩ thế nào? Riêng ta muốn chấp thuận lời cầu hôn cốt để hòa hiếu, tránh nạn binh đao?
Cao Lỗ suy nghĩ hồi lâu rồi tâu :
Việc này hệ trọng lắm, xin Vương thượng cho nghĩ ba ngày.
Về nhà, Cao Lỗ suy nghĩ băn khoăn lắm. ý vua An Dương Vương đã rõ, nếu không chấp thuận, có thể bĩ bãi chức. Nếu đồng tình thì vận nước có cơ nguy.
Mấy hôm sau, vào chầu vua, Cao Lỗ tâu :
Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gửi rể. Chẳng qua họ muốn biết cách bố phòng của Loa Thành mà thôi. Việc ngàn lần không nên.
Thục An Dương bỗng nỗi giận :
Nhà Triệu đánh mãi Âu Lạc không thắng, muốn mượn chuyện cầu hôn để xí xóa hiềm khích, ta lẽ nào không thuận? Ông già rồi, ta cho ông về nghỉ.
Cao Lỗ không ngạc nhiên. Vốn điềm đạm, ông chỉ nói :
Việc đúng sai còn có vầng nguyệt soi sáng, thần không ân hận khi nói điều phải.
Vì không nghe lời khuyên của Cao Lỗ, An Dương Vương đã mắc mưu giặc khiến cho vận nước tan tành.
Lấy được nước Âu Lạc, nhà Triệu xác nhập vào quận Nam Hải với Âu Lạc thành nước Nam Việt.
Vốn là người quỷ quyệt, là rút được nhiều kinh nghiệm trong việc thống trị người Nam Việt, cho nên Triệu Đà đã áp dụng chính sách hiểm độc gọi là "Dĩ di công di", tức là chính sách dùng người Việt trị người Việt. Triệu Đà vẫn giữ nguyên quyền vị cho các lạc tướng, dùng họ đễ cai trị nhân dân Âu Lạc. Triệu Đà chỉ đặt một số ít quan lại và một số quân đồn thú để kiềm chế các lạc tướng và đốc thúc họ nộp phú công, mục tiêu chủ yếu của cuộc xâm lược lúc đó

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Chiến lược năng lượng tái tạo của châu Âu làm tăng tình trạng phá rừng

Chiến lược năng lượng tái tạo của châu Âu làm tăng tình trạng phá rừng

Các nhà khoa học khí hậu hàng đầu đã lên án quyết định của Liên minh châu Âu (EU) khi muốn gia tăng sử dụng gỗ như một nguồn năng lượng tái tạo.
Ảnh: AFP
Họ nói rằng, động thái này có thể dẫn đến việc gia tăng phát thải khí nhà kính trên khắp châu Âu và sự tàn phá một số khu rừng lâu đời nhất thế giới. Rừng không chỉ là nơi có mức độ đa dạng sinh học lớn nhất Trái đất, chúng còn hấp thụ CO2 từ khí quyển nên được coi là nhân tố quan trọng giúp con người chống biến đổi khí hậu.

Mặc dù vậy, các quan chức châu Âu vừa ban hành Chỉ thịv ề Năng lượng Tái tạo (RED) trong đó xem gỗ là nguồn nhiên liệu carbon thấp, nghĩa là cây có thể được chặt trực tiếp để đốt cháy.

Họ hy vọng rằng, đây là một trong những biện pháp để làm tăng gấp đôi việc sử dụng năng lượng tái tạo của EU vào năm 2030.Những cây mới sẽ được trồng để thay thế khu rừng bị phá hủy. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính rằng, lượng phát thải khí nhà kính có thể tăng lên 10% nếu gỗ được sử dụng rộng rãi làm chất đốt.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Nguồn gốc của dầu mỏ

Nguồn gốc của dầu mỏ

Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu hóa thạch vô cùng giá trị, phải mất hằng trăm triệu năm và phải trải qua rất nhiều quá trình thì những mỏ dầu mới được hình thành. Nhưng chỉ vài trăm năm trở lại đây, khi nhân loại biết cách khai thác và chế biến dầu mỏ để phục vụ đời sống đã khiến nguồn tài nguyên hữu hạn này dần cạn kiệt. Do đó chúng ta cần phải sử dụng có trách nhiệm dầu mỏ ngay từ bây giờ và trước hết hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của dầu mỏ để biết được độ hiếm của nó đã.

Nguồn: Tinhte.vn

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt

18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt

Câu chuyện kể về 18 con cáo cùng mang theo những nét cá tính và cách giải quyết khác nhau, sẽ đem đến những kết quả khác nhau. Phản ánh ra bản tính của con người, có người thụ động, người thông minh, người mưu tính hay thực dụng..v..v…

ý thức, tu tuong, tư duy, tinh cach, con cáo, chùm nho, Bài chọn lọc,
18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt. (Ảnh từ spider.nosdn)
Một câu chuyện cổ xưa kể như sau: Tại vườn trái cây của một người nông dân có những quả nho đỏ tím treo đầy cành, khiến người ta nhìn vào đã phát thèm. Đương nhiên, loại thức ăn ngon này cũng không thoát khỏi bọn cáo đang tạm thời trú ẩn gần đó, bọn chúng đã sớm nghĩ đến chuyện hưởng thụ những trái nho chín mọng này.

Con cáo thứ nhất đi tới dưới giàn nho, nó phát hiện giàn nho cao hơn rất nhiều so với chiều cao của mình. Nó đứng ở dưới mặt đất nghĩ ngợi, không muốn cứ vậy mà buông xuôi, cơ hội như thế này thật khó gặp! Suy nghĩ một lát, nó phát hiện bên cạnh giàn nho có một cái thang, nhớ lại người nông dân từng dùng nó. Bởi vậy, nó cũng bắt chước bộ dạng người nông dân mà leo lên, cuối cùng hái được nho một cách thuận lợi.
Phương thức mà con cáo này chọn dùng chính là giải quyết vấn đề, nó trực tiếp đối mặt, không trốn tránh, cuối cùng mọi chuyện đã được giải quyết.
Con cáo thứ hai đi tới dưới giàn nho, nó cũng phát hiện với chiều cao của nó cả đời này cũng không cách nào với tới được quả nho. Bởi vậy, trong lòng nó nghĩ, quả nho này chắc là chua lắm, ăn vào cũng rất khó chịu, vậy thà không ăn còn hơn. Suy nghĩ vậy, tâm trạng nó vui sướng mà rời đi.
Con cáo này đã dùng cách nghĩ mà trong tâm lý học thường gọi là “hiệu ứng quả nho chua”, còn gọi là tác dụng che giấu hay giải thích hợp lí hóa, tức là có thể làm hài lòng bản thân mình bằng cách tìm lý do giải thích cho việc bản thân không thực hiện được mục tiêu.
ý thức, tu tuong, tư duy, tinh cach, con cáo, chùm nho, Bài chọn lọc,
Con cáo thứ hai đi tới dưới giàn nho, nó cũng phát hiện với chiều cao của nó cả đời này cũng không cách nào với tới được quả nho. (Ảnh từ wordpress)
Con cáo thứ ba đi tới dưới giàn nho, nó vừa đọc được cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy!”, tinh thần bị nhân vật chính tác động sâu sắc. Nó nhìn thấy quả nho ở trên cao cũng không hề nhụt chí, nó nghĩ: “Ta có thể nhảy lên cao, chỉ cần ta cố gắng, ta nhất định có thể đạt được”. Niềm tin “có chí thì nên” ủng hộ nó, nhưng sự việc lại không như mong muốn, nó càng nhảy càng thấp, cuối cùng mệt mỏi mà chết ở dưới giàn nho, đem thân làm phân bón.
Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “cố chấp”, tức là nhiều lần lặp đi lặp lại hành vi không hiệu quả nào đó, có khi chúng ta cũng gọi nó là chứng cưỡng bức. Nói rõ hơn, không phải phương án tốt nhất của bất cứ việc gì cũng là giải quyết vấn đề, phải xem năng lực của bản thân, hoàn cảnh ngay lúc đó và các loại nhân tố khác.
Con cáo thứ tư tới dưới giàn nho, vừa nhìn thấy giàn nho cao hơn mình, bao nhiêu hi vọng đã hoàn toàn biến mất, liền chửi ầm lên, dằn vặt chính mình chỉ có thể tới được cái bụi cây, đúng lúc này thì bị nông dân phát hiện và dùng một cái xẻng đập chết.
Hành vi của con cáo này gọi là “công kích”, đây là một phương thức đối ứng không thể sử dụng được, đối với người khác, đối với bản thân đều chỉ có hại mà không có lợi.
Con cáo thứ năm tới dưới giàn nho, nó vừa nhìn bản thân so với giàn nho thực sự quá nhỏ bé, liền cảm thấy thương tâm mà khóc lên. Nó buồn vì sao chính mình lại thấp bé như vậy, nếu giống như con voi to lớn kia, không phải muốn ăn cái gì liền ăn cái đó sao? Nó buồn vì sao giàn nho cao như thế, chính mình phải vất vả đợi cả một năm, vốn tưởng rằng có thể ăn được, không ngờ tới lại có kết quả này.
Biểu hiện của con cáo này về mặt tâm lý học chúng ta gọi là “rút lui”, tức là khi cá nhân đó gặp phải ngăn trở, từ một giai đoạn nhân cách phát triển tương đối cao, rút lui về giai đoạn nhân cách tương đối thấp.
ý thức, tu tuong, tư duy, tinh cach, con cáo, chùm nho, Bài chọn lọc,
Con cáo thứ năm tới dưới giàn nho, nó vừa nhìn bản thân so với giàn nho thực sự quá nhỏ bé, liền cảm thấy thương tâm mà khóc lên. (Ảnh: Internet)
Con cáo thứ sáu đi tới dưới giàn nho, nó ngắm nhìn giàn nho, thầm nghĩ, nếu nó đã không ăn được quả nho, thì những con cáo khác khẳng định cũng ăn không được, nếu như vậy, nó cũng không có gì để tiếc nuối cả, dù sao tất cả mọi người cũng giống nhau.
Hành vi của con cáo này về mặt tâm lý học gọi là “ném đi”, tức là đem nguyện vọng và động cơ của mình quy về người khác, khẳng định rằng người khác cũng có động cơ và nguyện vọng như vậy, những thứ đó thường vượt quá phạm vi năng lực của bản thân.
Con cáo thứ bảy đi tới dưới giàn nho, nó đứng dưới giàn nho cao cao kia, tâm trạng rất không tốt, nó đang nghĩ tại sao nó lại ăn không được, vận mệnh của nó tại sao lại bi thảm như vậy, nguyện vọng muốn ăn quả nho cũng không được thỏa mãn, vận khí của nó tại sao lại kém như vậy? Càng nghĩ nó càng phiền muộn, cuối cùng buồn bực sầu não mà chết.
Tình huống con cáo này là biểu hiện của “chứng uất ức”, tức là trạng thái sa sút kéo dài gây ra những trở ngại tâm thần.
Con cáo thứ tám đi tới dưới giàn nho, nó thử nhảy lên để với tới quả nho nhưng không thành công, nó dự định sẽ để chính mình không suy nghĩ về quả nho nữa, nhưng nó chống cự lại không được, nó vẫn thử một số biện pháp khác nhưng không thấy hiệu quả. Nó nghe nói có con cáo khác ăn được quả nho, tâm trạng lại càng không tốt, cuối cùng nó đập đầu vào gốc nho mà chết.
Kết cục của con cáo này là do tâm lý không công bằng gây ra, trong thực tế cuộc sống chúng ta thường gặp phải hiện tượng tương tự “không lo không có được, chỉ lo không công bằng”. Rất nhiều người lúc so sánh với người khác, vì tâm lý không công bằng mà chọn lựa phương thức ứng đối không thích hợp.
Con cáo thứ chín đi tới dưới giàn nho, cũng không với tới được quả nho. Nó nghĩ trong lòng, nghe con cáo khác nói, mùi vị của quả chanh và quả nho không khác gì mấy, nếu như nó đã không ăn được quả nho, tại sao không nếm thử quả chanh, cũng không cần cố chấp vào một thân cây này! Vì vậy, nó mãn nguyện mà rời đi tìm quả chanh.
Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “thay thế”, tức là dùng một thứ bản thân có thể đạt được mà thay thế cho nguyện vọng không thể thỏa mãn của mình.
Con cáo thứ mười đi tới dưới giàn nho, nó nhìn thấy khả năng của mình nếu so với giàn nho ở trên cao kia thật sự có cách biệt quá lớn, nhận thức được với trình độ và năng lực hiện tại nếu muốn ăn được quả nho là không thể được, bởi vậy nó quyết định tranh thủ thời gian nâng cao năng lực bản thân, ghi danh vào một lớp học để học tập kỹ thuật hái nho, cuối cùng đương nhiên nó đã được như ý nguyện.
Sách lược con cáo này chọn dùng chính là hướng đến vấn đề để ứng đối, nó có thể phân tích chính xác mối quan hệ và tính chất giữa vấn đề và bản thân, tìm được phương án tốt nhất để giải quyết, là một phương thức ứng đối tương đối tốt.
Con cáo thứ mười một đi tới dưới giàn nho, nó cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nó thoáng nhìn xung quanh, đi lừa được vài người bạn đồng hành tới, sau đó thừa dịp chúng không chú ý, dùng cái xẻng đập chúng bất tỉnh, xếp đống bạn chồng chất lên nhau, giẫm lên thân thể bạn mà đạt được ý nguyện ăn quả nho.
Con cáo này tuy cuối cùng cũng giải quyết vấn đề, nhưng nó dựa trên gây tổn hại lợi ích người khác mà giải quyết, loại phương thức ứng đối này không thể sử dụng được.
ý thức, tu tuong, tư duy, tinh cach, con cáo, chùm nho, Bài chọn lọc,
Con cáo thứ mười một. (Ảnh: mblogthumb2)
Con cáo thứ mười hai đi tới dưới giàn nho, đây là một cô cáo xinh đẹp. Nó nghĩ nó là con cái yếu ớt bất luận thế nào cũng không với tới được quả nho, vậy sao không lợi dụng sức lực của người khác? Bởi vậy, nó tìm một bạn trai, con cáo đực mượn nhờ cái thang đã đem về cho cô cáo món quà tốt nhất.
Điều này trong tâm lý học gọi là “nguyên tắc đền bù”, tức là lợi dụng ưu thế ở một phương diện khác của bản thân hoặc ưu thế của người khác để bù đắp cho phần thiếu sót của mình, phương thức này trong một số hoàn cảnh cũng có thể xem là dùng được.
Con cáo thứ mười ba đi tới dưới giàn nho, nó cảm thấy không hài lòng với độ cao của giàn nho, điều đó làm cho nó không thể nếm được vị ngọt ngào của quả nho, vì vậy nó trách tội những bụi nho. Nói rằng vì bụi nho quá tốt nên mới leo cao như vậy, nói bên trong trái nho kỳ thực cũng không có đẹp đẽ như bề ngoài của nó. Sau khi bực bội cáu gắt xong, nó bình tĩnh rời khỏi.
Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “triệt tiêu tác dụng”, tức là dùng hoạt động tương tự để triệt tiêu, chống lại cảm giác chân thực của một người.
Con cáo thứ mười bốn đến dưới giàn nho, phát hiện bản thân không cách nào ăn được quả nho mà chính mình đã mong mỏi từ lâu, nhìn thấy trên mặt đất rơi vãi những trái nho đã hư thối và vỏ nho của những con cáo khác ăn sót lại, nó nhẹ nhàng nhìn những thứ này mà khinh miệt, ra dáng buồn nôn, ngoài miệng nói: “Thật khiến người buồn nôn, ai mà ăn được những thứ này chứ”.
Hành vi của con cáo này trong tâm lý học chúng ta gọi là “tác dụng ngược”, tức là hành vi và động cơ hoàn toàn tương phản từ một loại tâm lý với cơ chế phòng ngự.
Con cáo thứ mười lăm đi tới dưới giàn nho, nó không chửi ầm lên, cũng không kiên trì nhảy lên trên, mà cảm thán, chuyện tốt đẹp có đôi khi luôn cách xa chúng ta như vậy, có một khoảng cách như thế, khiến cho chính mình giữ lại một chút hoang tưởng thì có gì là không tốt? Thế là nó xuất khẩu thành thơ, một bài thơ đã ra đời từ đây.
Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “tác dụng thay thế”, tức là dùng một loại tâm tình để thay thế một loại tâm tình khác.
Con cáo thứ mười sáu đi tới dưới giàn nho, sau khi nó phát hiện mong muốn ăn quả nho của nó không thể thực hiện được, không lâu sau liền sinh ra đau bụng, tình trạng tiêu hóa bất thường. Con cáo này một mực không hiểu nó trước giờ vẫn luôn chú ý vấn đề ăn uống, tại sao lại phát sinh vấn đề tiêu hóa có hệ thống như vậy.
Tình huống phát sinh ở con cáo này trong tâm lý học có thể gọi là “chuyển hóa”, tức là đem sự đau khổ trong tâm lý chuyển đổi thành bệnh tật trên thân thể.
ý thức, tu tuong, tư duy, tinh cach, con cáo, chùm nho, Bài chọn lọc,
Con cáo thứ mười sáu đi tới dưới giàn nho, sau khi nó phát hiện mong muốn ăn quả nho của nó không thể thực hiện được, không lâu sau liền sinh ra đau bụng, tình trạng tiêu hóa bất thường. (Ảnh từ artchive)
Con cáo thứ mười bảy đi tới dưới giàn nho, nó phát hiện vấn đề tương tự. Nó nhếch miệng lên nói: “Cái này có gì đặc biệt cơ chứ, trong số cáo nhà ta đã có người ăn rồi, ai nói chỉ có con khỉ mới có thể ăn được trái cây, cáo cũng có thể làm được!”
Biểu hiện lời nói và hành vi của con cáo này là một loại phương thức ứng đối hướng về cảm xúc, trong tâm lý học gọi là “tác dụng đồng đội”, tức là khi giá trị của bản thân thấp hơn giá trị của người khác, bèn tìm kiếm người có liên quan đến bản thân để nâng cao giá trị bản thân.
Con cáo thứ mười tám đi tới dưới giàn nho, nó nghĩ thầm, chính mình ăn không được quả nho, những con cáo khác nếu đến cũng ăn không được, vậy tại sao chúng ta không học tập tinh thần hợp tác “vớt trăng” của bọn khỉ? Trước đây có khỉ vớt trăng, nay có cáo hái nho, nói không chừng cũng sẽ biến thành giai thoại thiên cổ! Vì vậy nó động viên tất cả những con cáo muốn ăn nho lại hợp tác, xếp thành bậc thang cáo, như vậy mọi người đều ăn được quả nho ngọt ngào.
Phương thức con cáo này áp dụng chính là hướng tới vấn đề, nó hiểu được đạo lý hợp tác, cuối cùng kết quả đem lại vừa có lợi với mình, lại lợi cho mọi người.
Tâm tính là vấn đề khó diễn đạt bằng lời, mấu chốt là xem chính bản thân thể hiện nó như thế nào, đạo lý nho nhỏ dễ hiểu này, thông qua ngụ ngôn để nói với mọi người, xem bản thân mỗi người sẽ hành xử ra sao.
Ý thức đúng có thể chỉ đạo giúp con người triển khai hoạt động hiệu quả, xúc tiến sự phát triển của sự vật khách quan; ý thức sai sẽ khiến hoạt động theo hướng sai, gây trở ngại cho sự phát triển của sự vật khách quan. Bởi vậy, chúng ta nhất định phải coi trọng tác dụng của ý thức, coi trọng lực lượng tinh thần, tự giác dựng lập tư tưởng ý thức đúng đắn, khắc phục tư tưởng ý thức sai lầm.

Natalie, theo Secretchina

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)

Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)

Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy) có thể dễ dàng bắt gặp trong các chương trình vận động tài trợ từ chính phủ của các chính trị gia. Có những dẫn chứng tưởng chừng như rất logic và khoa học nhưng người nghe không biết rằng một nửa sự thật đã bị che đậy. Bằng cách khai thác những yếu tố không nhìn thấy, người lập luận có thể dễ dàng dẫn dắt người nghe đi theo quan điểm của mình. Vậy thế nào là Ngụy biện Cửa sổ vỡ? Cách tốt nhất để giải thích cho thuyết này là sử dụng chủ đề chiến tranh. Vì thế, tôi sẽ bắt đầu bài viết này bằng câu hỏi: “Liệu chiến tranh có tốt cho nền kinh tế không?”.

Ai cũng biết chiến tranh luôn mang lại đau thương cho nhân loại. Nhưng có một câu chuyện hoang đường là chiến tranh, bằng cách nào đó, có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế. Và một số người đã tìm được những lập luận, bằng chứng có vẻ như ủng hộ cho câu chuyện hoang đường trên. Tất nhiên, không ai muốn chiến tranh xảy ra. Và nhiều người tự an ủi “trong cái rủi có cái may” rằng chiến tranh sẽ tạo ra nhiều việc làm, hay cho rằng chiến tranh cũng là một cách để thúc đẩy kinh tế. Thực tế, niềm tin vào thứ nghịch lý này xuất phát từ cách tư duy kinh tế sai lầm.

Chiến tranh giúp thúc đẩy nền kinh tế?

Lập luận “chiến tranh giúp thúc đẩy nền kinh tế” như sau: Giả sử nền kinh tế đang chạm đáy tại chu kỳ suy thoái, lúc này thất nghiệp tăng cao và chi tiêu tiêu dùng giảm. Nhưng sau đó, đất nước bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh. Chính phủ sẽ cần phải trang bị cho quân đội vũ khí, đạn dược, vật dụng cần thiết để chiến thắng cuộc chiến. Nhiều doanh nghiệp sẽ nhận được những bản hợp đồng “béo bở” từ việc cung cấp trang thiết bị cho quân đội, dẫn đến tăng nhanh nhu cầu thuê lao động để phục vụ sản xuất, từ đó làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Nhiều người có việc làm đồng nghĩa chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng lên. Chi tiêu càng nhiều sẽ càng thúc đẩy khu vực bán lẻ, và khu vực bán lẻ sẽ phải tuyển thêm nhiều nhân viên nữa để mở rộng kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp vì thế sẽ càng giảm hơn nữa.
Một hoạt động tích cực đã được tạo ra bởi chính phủ trong quá trình chuẩn bị cho chiến tranh. Bạn có tin vào câu chuyện đó không? Nếu có, bạn đã mắc phải một lỗi ngụy biện mà các nhà kinh tế học thường gọi là Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy). Câu chuyện trên là một thiếu sót rất lớn về mặt logic, vì nó chỉ nêu ra những thứ có thể nhìn thấy, chứ không nói ra những thứ mà ta không thấy.

Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)

Thuyết Ngụy biện Cửa sổ vỡ được đưa ra bởi Frédéric Bastiat vào năm 1850. Sau này, một nhà báo chuyên bình luận kinh tế – Henry Hazlitt – đã giải thích thuyết này trong cuốn sách của mình là Economics in One Lesson theo một cách dễ hiểu hơn. Henry đã đưa ra một câu chuyện như sau:
Có một nhóm thiếu niên gồm những đứa trẻ tinh nghịch ném viên gạch vào một tiệm bánh làm vỡ kính cửa sổ. Ông chủ tiệm bánh nổi điên lên và đám đông xúm lại trách móc lũ trẻ. Bỗng một người trong đám đông bước ra phân tích rằng: “Ồ không! Các bạn nên mỉm cười với đám trẻ này vì nó vừa tạo ra việc làm. Cửa sổ vỡ, ông chủ phải chi tiền để sửa chữa cửa sổ này. Nó sẽ giúp người thợ sửa kính có việc làm và có thêm tiền. Sau đó người thợ này có thể đi ăn tại một nhà hàng nào đó, mua quần áo mới, hay chi tiêu những gì anh ấy thích. Và điều này sẽ tạo ra thêm việc làm cho những người khác. Theo đó, dòng chi tiêu sẽ nhân lên và công ăn việc làm được tạo ra từ việc làm vỡ cửa sổ của đám trẻ nghịch ngợm”. Lúc này, đám đông thấy rằng việc phá hoại này có vẻ mang lại nhiều lợi ích. Và thay vì cố gắng ngăn chặn mọi người phá hoại của cải, tài sản thì ta nên lập một đội quân thiếu nhi “phá làng phá xóm” cầm gạch khắp nơi để ném vào cửa sổ. Và thử nghĩ xem, nếu cánh cửa đủ lớn thì ta sẽ có được một thời kỳ bùng nổ kinh tế?
Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)
Ngụy biện Cửa sổ vỡ (Broken Window Fallacy)
Tất nhiên là không phải như vậy. Vấn đề là chúng ta đang tập trung vào những thứ nhìn thấy được, mà không để ý đến những thứ không thể nhìn thấy. Chúng ta chỉ nhìn thấy một cửa sổ mới nhưng lại không thấy được ông chủ tiệm bánh sẽ làm gì với số tiền của mình nếu không phải sửa cánh cửa đó. Giả sử ông chủ tiệm bánh phải sửa tấm kính hết 600,000đ. Đám đông đã không xét đến yếu tố ông chủ sẽ làm gì với 600,000đ nếu không phải sửa nó.
Ông chủ sẽ có 600,000đ để chi tiêu cho bản thân như mua bộ quần áo mới, đi chơi cuối tuần, hay giao dịch với những thương gia khác, và điều đó cũng tạo ra việc làm cho xã hội. Thay vì lúc đầu ông chủ có một cửa sổ và 600,000đ, sau khi sửa xong cửa sổ thì ông chỉ còn mỗi chiếc cửa sổ. Việc cửa sổ bị vỡ sẽ làm thợ sửa kính có thêm việc làm nhưng lại lấy đi công việc của những người khác, đồng thời xã hội bị mất đi một cái cửa sổ.
Lỗi logic trong Ngụy biện Cửa sổ vỡ có thể bắt gặp tại bất cứ cuộc vận động tài trợ từ chính phủ. Một chính trị gia sẽ tuyên bố rằng chương trình cung cấp áo khoác mùa đông cho các gia đình nghèo là một thành công vang dội, bởi nó giúp những người nghèo không có áo ấm trong thời tiết lạnh. Tất nhiên, thứ chúng ta không nhìn thấy là việc bớt lại khẩu phần ăn trưa của các học sinh tại các trường công, hay hoạt động kinh tế bị giảm bởi việc tăng thu thuế để trả cho những chiếc áo khoác.
Hay trong một ví dụ thực tiễn, nhiều dư luận viên thường cho rằng không thể cấm công ty thép Formosa vì nó có đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam và tạo ra hàng ngàn công việc cho người dân. Nhưng thứ họ không nhìn thấy là nước thải công nghiệp đã giết chết ngành thủy sản và làm mất công ăn việc làm của dân chài, chưa kể khoản ngân sách khổng lồ để khắc phục hậu quả môi trường do Formosa gây ra.

Tại sao chiến tranh không giúp ích cho nền kinh tế?

Từ thuyết Ngụy biện Cửa sổ vỡ, ta dễ dàng thấy được tại sao chiến tranh sẽ không mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Số tiền chi tiêu cho chiến tranh, vì vậy, sẽ không được chi tiêu cho các lĩnh vực khác. Có ba phương thức để chính phủ huy động ngân sách cho chiến tranh:
1. Tăng thuế
Tăng thuế sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, việc này không hề tốt cho nền kinh tế.

2. Giảm chi tiêu ở các khu vực khác
Giảm chi tiêu chính phủ sẽ có lợi cho nền kinh tế. Nhưng trong trường hợp này, chính phủ giảm chi tiêu ở các khu vực khác nhưng lại tăng cường chi tiêu trong lĩnh vực quân sự. Đây không khác gì hành động ném viên gạch vào cửa sổ trong câu chuyện của thuyết Ngụy biện Cửa sổ vỡ.

3. Tăng nợ
Tăng nợ đồng nghĩa chính phủ sẽ tăng thuế hay người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu trong tương lai, một trong những thứ kéo dài tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Cộng thêm những khoản lãi suất sẽ trở thành gánh nặng ngân sách lớn cho chính phủ.

Bên cạnh đó, ta còn phải kể đến số người chết trong chiến tranh. Theo một tài liệu, số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai là 70 triệu người. Đây là một mất mát rất lớn về con người, tinh thần và cả về mặt kinh tế.
Chiến tranh luôn là thứ làm tổn thương mọi nền kinh tế. Chiến tranh không khác nào hành động phá hủy của cải rồi chi tiền để sửa chữa, xây dựng lại nó thay vì dùng số tiền đó để chi tiêu hoặc tạo ra thêm của cải cho xã hội. Vì thế, việc phá hoại không mang lại sự thịnh vượng, mà phá hoại sẽ phá hủy sự thịnh vượng.
Ngụy biện Cửa sổ vỡ như một thuyết hữu ích để “giải ảo” dư luận. Tôi đã xem qua một số phản biện của những người thuộc phe cánh tả, hầu hết họ đều cho rằng việc ném vỡ cửa sổ vẫn là một hành động sai nhưng… cần thiết cho nền kinh tế. Rõ ràng, họ đã mắc lỗi Ngụy biện Cửa sổ vỡ nay lại mặc thêm lỗi Ngụy biện cứng đầu (Argumentum Ad Lapidem).