Thuộc loại khoáng chất, có nhiều hình dạng khác nhau: Hình mảnh, hình sợi, hình hạt, hình cúc màu đỏ hoặc nâu hồng có những vết bóng sáng rắn chắc nhưng rất dòn, thường được tán thành bột nhỏ.
CHU SA 硃 砂
Cinnabaris.
Tên khác: Chu sa, Phế sa, Thổ khanh sa, Cửu khanh sa (Bản Thảo Cương Mục), Mai bách sa, Kim tinh sa, Thần mạt sa, Bình diện sa, Tiển thốc sa, Bạch đình sa, Thần toà sa, Diệu lưu sa, Kim toà sa, Ngọc toà sa, Bạch kim sa, Trừng thủy sa, Âm thành sa, Thần cẩm sa, Phù dung sa, Tòa mạc sa (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba sa, Việt sa, Vân mẫu sa, Mã xỉ sa, Đậu sa, Mạc sa (Bản Thảo Tập Chú) Quang minh sa, Mã nha sa, Vô lương sa (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Nhật tinh, Chân châu, Tiên châu, Hồng sa, Xích đế, Thái dương, Chu điểu, Ráng lăng chu nhi, Ráng cung chu nhi, Xích đế tinh, Xích đế tủy, Chu tước, Thạch dược (Nhĩ Nhã), Khối sa, Bán diện sa (Hòa Hán Dược Khảo), Khỏa khối (Đồ Kinh Bản Thảo), Dơn sa, Đan sa.
Tên khoa học: Cinnabaris, Sulfur thủy ngân, HgS, Sulfuratum Hydragyrium.
Tên gọi: Chu có nghĩa là đỏ, sa là đá. Đơn cũng có nghĩa là đỏ. Vì Chu sa là đá có màu đỏ nên được gọi là Chu sa.
Mô tả: Thuộc loại khoáng chất, có nhiều hình dạng khác nhau: Hình mảnh, hình sợi, hình hạt, hình cúc màu đỏ hoặc nâu hồng có những vết bóng sáng rắn chắc nhưng rất dòn, thường được tán thành bột nhỏ. Chu sa thường ở thể bột đỏ còn Thần sa thường ở thể cục thành khói óng ánh to nhỏ không nhất định, không có mùi vị, không tan trong nước, cho vào ống nghiệm đun nóng thì sẽ chuyển thành thủy ngân Sulfur màu đen, rồi tiếp tục phân hủy ra khí Lưu huỳnh dioxit bốc lên và Thủy ngân kim loại bám vào thành ống.
Địa lý: Vị này Việt Nam còn phải nhập của Trung Quốc, dưới dạng thiên nhiên có ở tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Vân Nam, Quí Châu, Hà Bắc...trên thị trường còn có bán loại Chu sa nhân tạo (vermillion). Nhưng không tốt bằng loại thiên nhiên.
Tác dụng: An thần, định kinh, giải độc.
Tính vị, Quy kinh: Vị ngọt, tính hơi lạnh. Nhập kinh Tâm.
Chủ trị : Trị hồi hộp, ngủ ít, mất ngủ, ngủ hay mơ, động kinh,
Liều dùng: Dùng từ 0,6-1,5g, tán nhỏ, trộn uống với thuốc sắc, hoặc tán nhỏ thủy phi uống chung với thuốc khác. Làm trong thuốc hoàn, thường hay dùng Chu sa làm áo ngoài viên thuốc để tránh độc.
Dùng ngoài liều dùng tùy ý.
Kiêng kỵ: Kỵ nung lửa, uống quá nhiều và dùng thời gian lâu sẽ trúng độc Thủy ngân. Loại nhân tạo không nên dùng để uống. Không có thực nhiệt cấm dùng.
Ghét Tử Thạch, sợ nước mặn, kỵ các loại huyết tươi.
Bào chế:
. Mài Chu sa hoặc Thần sa trong bát sứ hay cối đá, thêm ít nước cất hay nước mưa, dùng đá nam châm hút hết bụi sắt để lắng một lúc, thấy có màng nổi lên, vớt bỏ đi, khuấy nhẹ lên gạn lấy nước đỏ, làm vậy nhiều lần, đến khi không còn nữa thì thôi (gọi là thủy phi). Cặn còn lại có màu đen bỏ đi, nước gạn được để lắng, gạn bỏ nước trong cặn còn lại dùng giấy bản hay vải bịt lại phơi khô. Chu sa, Thần sa kỵ sức nóng phải mài tan với nước, nếu dùng sức nóng sẽ giải phóng ra thủy ngân độc và mất tác dụng của thuốc. Vì vậy, nên phải tuyệt đối dùng sống không dùng lửa có thể gây chết người. Trong các sách cổ đều nói không được dùng lâu và nhiều vì có thể làm cho con người trở thành si ngốc.
. Theo cách bào chế xưa của Lôi Công: Lấy Chu sa dùng đá nam châm hút cho hết mùn sắt, đổ vào cối xay đá cho vào ít nước rồi xay nhỏ, cho vào chậu đổ nhiều nước vào khuấy lên lọc qua chậu khác, cặn đứng lại thì lại để lóng như trên. Làm như thế cho đến khi nào không còn tán được nữa thì thôi.
Nước lóng được để yên cho bột Chu sa lắng xuống. Bỏ nước trong đi, lấy giấy bịt kín miệng chậu phơi nắng cho đến khi khô.
Cách chọn: Chu sa thường ở thể bột đỏ còn Thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh to nhỏ không nhất định, không có lẫn những hạt cát màu trắng hay đen, lấy ngón tay xát màu không ra tay là thứ tốt hoặc khi nghiền bằng tay không bị bắt màu đỏ ở tay là loại tốt.
Bảo quản: Thuốc độc bảng B, đựng trong lọ thủy tinh vàng, đậy kín, để ỡ chỗ khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị trong bụng có cục hay đau bất chừng: Chu sa tán bột, trộn với cơm, lấy một con gà trống cho nhịn đói 2-3 ngày để ỉa cho ra hết phân cũ, xong cho ăn cơm trộn Chu sa vào, rồi lấy phân ỉa ra, phơi nắng, tán bột uống với nước nóng, mỗi lần 6g, ngày 3 lầ,n uống cho đến khi lành (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị thương hàn ra mồ hôi, thương hàn thời khí, ôn dịch, đau đầu, sốt cao mạch thịnh, bệnh mới phát 1-2 ngày: Chu sa 30g loại tốt, sắc với 1 đấu nướccòn 1 thăng uống, rồi trùm kín cho ra mồ hôi. Khi uống thuốc, kiêng huyết của động vật sống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Dự phòng ôn dịch thời khí: Chu sa 30g, loại tốt, tán bột, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt mè, thường đến ngày Thái tuế, lúc sáng sớm bụng đói cả nhà hướng vế phía đông nuốt mỗi người 21 viên, đừng để thuốc chạm vào răng (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị da mặt nám, sần sùi: trứng gà 1 cái, bỏ lòng đỏ, lấy bột Chu sa 30g cho vào trong rồi đậy kín vỏ lại (làm như là không bị lột), bỏ vào cho gà mái ấp lại, khi gà nở, lấy trứng đó ra bôi lên mặt trong 5 ngày thì mặt trắng. Bài này trích trong ‘Tây Vương Mẫu Chẩm Trung Phương’ do bà Trương quý phi đời nhà Trần hay dùng (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị thương hàn ra mồ hôi, thương hàn thời khí, ôn dịch, đau đầu, sốt cao mạch thịnh, bệnh mới phát 1-2 ngày: Chu sa loại tốt, tán bột, trộn với rượu xoa khắp người, ngồi gần lửa cho ra mồ hôi (Trửu Hậu Phương).
+ Trị chạm vía (Khách ngỗ) muốn chết: Thần sa loại tốt 3g, trộn mật cho uống (Trửu Hậu phương).
+ Trị mắt bị mộng thịt: Đơn sa, Bối mẫu, 2 vị bằng nhau tán bột điểm vào ngày 3-4 lần (Trửu hậu phương).
+ Trị các loại thổ huyết thông thường dùng Chu sa, Cáp phấn 2 vị bằng nhau, tán bột uống lần 3g với rượu. Có bài khác dùng đơn sa 15g, Kim bạc 4 miếng, giun đất 3 con, tán bột làm viên bằng hạt đậu lớn lần uống 2 viên với rượu (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị kinh phong cấp tính co giật: Đơn sa 15g, Thiên nam tinh một củ nặng chừng 300g, chọn củ nặng chắc Bào chế tẩm rượu, Toàn yết 3 con lớn, tán bột, mỗi lần uống nửa muỗng cà phê với nước Bạc hà (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị mắt mộng thịt, dùng 30g Đơn sa, nghiền vào ngày mùng 5 -5 Âm lịch trong cối đồng, rồi lấy 1 chén nước tương, 1 chén nước thịt ngâm 7 ngày, phơi trong râm cho khô, lấy dao đồng cạo lấy bột, nghiền nhuyễn, bỏ trong bình mà dùng, mỗi lần dùng 1 ít điểm trên khóe mắt (Thánh Tế Tổng Lục).
+ Dùng Đơn sa 1 cân, tán bột nhuyễn, trộn với rượu rồi luyện như cao, đựng trong mâm đồng, để trên gác cao, khi khô thì dội rượu vào để cho khi nào cũng ẩm ướt, gặp lúc mưa gió thì cất đi, cứ rưới mãi như thế cho hết ba đấu rượu tốt mới thôi, xong phơi nắng cho đủ 300 ngày, cho đến khi đổi màu tim tím rồi đem vào phòng kín làm trộn với cơm dẻo làm thành viên to bằng hạt vừng (mè), rồi cứ mỗi sáng sớm ngủ dậy hướng về phía mặt trời nuốt 3 viên, một tháng sau thì 3 thứ sâu trong người ra hết, dùng luôn nửa năm thì các bệnh đều tiêu, 1 năm sau thì đen tóc, 3 năm thì thần nhân đến (Tam Hoàng Chân Nhân Luyện Đơn Phương - Thái Thượng Huyền Biến Kinh Phương).
+ Dùng Đơn sa loại tốt 3 cân, mật ong 6 cân, trộn đều, phơi nắng cho đến khi nào viên được thì thôi, làm viên to bằng hạt mè, mỗi buổi sáng uống 10 viên, trong vòng 1 năm thì tóc trắng biến thành đen, thay răng rụng, thân thể quang nhuận, già trở thành trẻ (Tiểu Thần Đơn Phương - Bảo Phác Tử Nội Biên Phương).
+ Sáng mắt, nhẹ người, chữa tam thi, trừ lở loét : rượu ngon 5 thăng ngâm với 5 lượng Chu sa, phơi 5 ngày 5 đêm, tán bột, trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước, uống lâu có hiệu quả (Vệ Sinh Giản Dị Phương).
+ Bạch phục linh 120g, nấu với rượu nếp, rồi lấy dao tre xắt lát, phơi trong mát, tán bột, thêm Chu sa bột 9g, lấy Nhũ hương nấu nước trộn hồ và thuốc làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, rồi dùng bột Chu sa 6g làm áo ngoài. Ngày nắng uống 2 viên, ngày mưa 1 viên. Muốn có tác dụng giữ vững tinh thần thì uống với nước sông mới múc lên ; Muốn có tác dụng khỏi nghịch khí quá tinh thì uống với rượu nóng, lúc đói ( Thần Chú Đơn Phương - Y Lũy Nguyên Nhung Phương).
+ Gà mái nhỏ một cặp, chỉ nuôi chúng bằng dầu mè đen và nước, khi đẻ lấy trứng cất dùng, trước hết soi lủng một lỗ lấy bột Chây sa loại tốt dán lại bỏ cho gà ấp như những cái khác, đến khi nở thì dùng những cái đã bỏ thuốc, lấy ra dùng đã kết tụ lại, tán bột nấu thành bánh làm viên bằng hột đậu xanh lần uống 5-7 viên với rượu, công hiệu chẳng những tóc đen biến thành trắng mà lại khỏi các bệnh tật nữa (Ô Tì Biến Bạch - Trương Lộ phương).
+ Trị mắt mộng thịt: Thần sa 1 cục xát vào mắt hàng ngày thì tự nhiên bớt (Phổ Tế Phương).
+ Trị hoắc loạn, co rút gân cơ, mình lạnh, dưới tim còn chút ấm: Chu sa 60g, tán bột, Sáp ong 90g, nấu sáp cho chảy, trộn với thuốc bột làm viên, uống dần (Phổ Tế Phương).
+ Dự phòng sơn lam chướng khí: Đơn sa 90g (thủy phi), mỗi lần uống 2g với mật nóng (Phổ Tế Phương).
+ Trị động thai dùng bột Chu sa 3g trộn lòng trắng trứng gà 3 cái khuấy đều uống 1 lần, nếu thai tử thì ra, còn thai chưa tử thì yên (Phổ Tế Phương).
+ Trị trẻ sơ sinh bị động kinh do phong nhiệt, ngủ đêm hay khóc: Chu sa 15g, Ngưu hoàng 1 phân tán bột, mỗi lần uống nửa muỗng cà phê với nước mài sừng Tê giác (Phổ Tế Phương).
+ Gải thai độc cho trẻ sơ sinh mới 6 ngày, làm ấm trường vị, mạnh khí huyết: Chu sa bằng hạt đậu, tán bột, trộn với mật ong bôi vào vú cho bú trong 1 ngày (Diêu Hòa Chúng Chí Bảo Phương).
+ Đề phòng, giải được các loại độc của đậu lúc mới hoặc chưa phát: dùng bột Chu sa 2g, trộn với mật uống, nếu đậu nhiều thì mọc ra ít lại, mọc ít thì không ra nữa, nặng biến thành nhẹ (Đan Khê Phương).
+ Trị trẻ sơ sinh còn trong tháng mà bị động kinh, kinh phong muốn chết: Chu sa mài với nước sông tẩm vào ngũ tâm (Lòng bàn tay, bàn chân và giữa ngực) rất hiệu nghiệm (Đẩu Môn Phương).
+ Trị động kinh không có tiếng: Chu sa tán bột lấy máu tim heo đực trộn làm viên bằng hạt mè, uống lần 7 viên với nước Táo sắc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị động kinh sinh cuồng loại: Quy thần đơn” trị tất cả các chứng sợ hãi, lo sợ quá, hay quên và các chứng tâm khí bất túc. Động kinh cuồng loạn, dùng tim heo đực 2 cái xắt bỏ vào 60g Chu sa, 90g Đăng tâm bên trong, rồi thắt chặt miệng lại bỏ trong nồi đá nấu 1 giờ rồi lấy Chu sa tán bột trộn với 60g bột Phục thần viên với rượu bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 9 viên đến 15 viên rồi đến 25 viên với nước Mạch môn đông, nếu nặng thì dùng với Nhũ hương, Nhân sâm (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Trị sản hậu điên cuồng, bại huyết, tà khí nhập tâm, như thấy người chết, ma qủy mê sảng, ú ớ: Chu sa, tán nhuyễn, mỗi lần dùng 3g, hoà với nước uống (Đường Dao Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị di tinh do Tâm hư: dùng một quả tim heo, rạch ra nhiều khía, lấy bột Chu sa (đã phi qua) bỏ vào, lấy dây buộc lại, hấp ăn nóng (Đường Dao Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị đau tim của đàn ông hay đàn bà: Chu sa, Minh phàn khô, hai vị bằng nhau, tán bột, uống với nước sôi (Trích Huyền Phương).
+ Trị thai chết lưu: Chu sa 30g sắc sôi nhiều lần tán bột uống với rượu thì ra (Thập Toàn Bát Cứu Phương).
+ Trị ong đốt, bọ cạp cắn: dùng bột Chu sa trộn nước bôi vào (Trích Huyền Phương).
+ Trị lở loét do con Vắt trên cây rừng bám hút máu, sẹo lở lan ra lâu lành: Chu sa, Xạ hương bôi vào thì khỏi (Trương Cảo Y Thuyết Phương).
+ Trị sản hậu lưỡi thè ra không co lại được: Đơn sa bôi vào rồi lấy cái mâm hay thau đồng ném xuống đất thật mạnh cố ý làm cho người ấy thất kinh thì lưỡi thụt vào lại (Tập Giản Phương).
+ Trị ngủ không yên, hồi hộp, động kinh, điên cuồng, hỏa thịnh huyết hư, tâm thần không yên, xót xa bức rức không ngủ được: Chu sa 6g, Hoàng liên 9g, Sinh địa, Đương quy, Chích Cam thảo, mỗi thứ 3g, ngoại trừ Chu sa thủy phi ra, 4 vị kia tán bột trộn đều luyện mật làm viên, mỗi lần uống 3g, ngày 2 lần, uống với nước nóng khi ngủ (Chu Sa An Thần Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
+ Trị họng sưng đau, mất tiếng: Bạch cương tằm 6g, Khương hoạt 10g, Xạ hương 0,01-0,003g, tán bộ, trộn nước Gừng uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
. Chu sa sinh ở phương Nam, bẩm thụ được hỏa khí của que Ly mà sinh ra, thể nó dương và tính âm nân bên ngoài thì thể hiện mài đỏ còn trong thì óng ánh như thủy ngân, tính không nóng mà lại mát, vị không đắng mà lại ngọt. Vì vậy kết hợp với Viễn chí và Long cốt thì dưỡng được tâm huyết, với Câu kỷ, Địa hoàng thì dưỡng Thận, với Hậu phác, Xuyên tiêu thì dưỡng tỳ, với Nam tinh, Xuyên ô thì đuổi phong Chu sa có thể làm cho sáng mắt, an thai, giải độc, phát hãn, tùy theo đó để tá sứ mới thấy công hiệu. Ngày xưa ông Hạ tử tích trong “Kỳ tật phương” ghi rằng: Hễ người nào tự thấy hình của mình mà làm thành 2 người, cùng đi cùng nằmg không phân biệt chân giả đó gọi là “Ly hồn bệnh” thì dùng Thần sa, Nhân sâm, Phục linh sắc đặc uống hàng ngày, thật thì thần khí sáng, còn giả thì biến hóa vậy (Lý Thời Trân).
. Chu sa và Thần sa là một loại đá có thành phần hóa học giống nhau, nhưng loại Chu sa ở Thần châu được coi là tốt nhất nên gọi là Thần sa (Thần châu nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
CHU SA NGÂN
Cơ bản: Vị này do các phương sĩ dùng các thứ thuốc hợp với Chu sa luyện chế thành.
Tính vị: Tính lạnh, không độc.
Chủ trị: Sống lâu, đạp de, trấn tâm, an thần, hồi hộp sợ ma, trừ tà, trúng độc, nóng ngực bồn chồn hốt hoảng hay quên, suy nhược.
Kiêng kỵ: Sợ Thanh đinh chi, Tử thạch, Sắt, kỵ các loại huyết.
0 nhận xét: