Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Cứ than phiền đi! Nhưng đúng và vừa đủ

CỨ THAN PHIỀN ĐI!
– NHƯNG ĐÚNG VÀ VỪA ĐỦ
Trong cuộc sống hiện đại, việc nói ra bức xúc, chỉ trích, giải tỏa nỗi thất vọng của bản thân luôn là “nhu cầu” chính đáng của tất cả mọi người. Và để lời than phiền đạt hiệu quả. Người đàn ông phải có cách diễn đạt, thái độ, chất bản lĩnh ở những hoàn cảnh sự việc mà ứng biến, lấy nhu thắng cương, lấy đại “đè bẹp” tiểu tiết.
Không chỉ đàn ông mà phụ nữ mỗi ngày đôi khi phải nói những lời than phiền hơn 10 lần. “Tại sao lại như vậy?, Sao vậy?, Cái này khiến tôi khó chịu, Bực…” đã trở thành những câu hỏi không thể thiếu mỗi khi sắp có tranh cãi dù ở ngoài đường lộ hay trong những khu mua sắm, ăn uống cao cấp.
Nhiều đàn ông cho rằng sức chịu đựng của họ khá tốt, nên những việc khiến họ phải nói ra là những gì vượt quá giới hạn. Và khi “bức xúc” đã nổi lên thì đa phần khả năng kiềm chế của họ đều ở mức 0. Điều này khiến sự việc trở nên căng thẳng, tồi tệ hơn, thậm chí phá vỡ cả mối quan hệ đối tác, đồng nghiệp, gây mất thiện cảm với mọi người xung quanh.
Và tất nhiên, không phải cứ vì vậy mà chúng tôi khuyên bạn không nên bực tức, than phiền. Hãy cứ làm điều bạn thật sự thấy chúng cần thiết, hãy cứ nói với người đối diện sự việc đó họ sai và nó đang ảnh hưởng đến bạn. Đó là bạn đang than phiền một cách lịch sự, có giới hạn và bạn biết mình đang nói vấn đề gì chứ không phải mang tất cả sự bực tức dồn nén để gào thét hoặc lấn lướt dồn người nghe vào bốn bức tường!
Bạn hãy tập thói quen than phiền một cách nhã nhặn nhưng có hiệu quả.
Cứ than phiền đi!
Than phiền để người đối diện rút kinh nghiệm, nhân viên làm việc tốt hơn, sếp hiểu mình hơn, cô lễ tân biết mình có thái độ không đúng, cơ quan giao hàng phải thực hiện đúng lời hứa… Vậy thì tại sao lại “nhẫn” những lời than phiền hữu ích như vậy?
Bức xúc hòa giải chứ không hòa tan
Trút nỗi bức xúc:
Chỉ trút nỗi bức xúc chứ không phải trút mọi bức xúc nhé. Khi than phiền và dám nói ra những điều đang khiến bạn khó chịu là một cách để bản thân trút bỏ thứ “thuốc độc hại” trong người. Đừng giữ nỗi bức xúc lại, vì khi chúng được tích lũy, chúng sẽ trở thành quả bom nổ chậm được hẹn giờ.
Lấy lại phong độ:
Người ta cứ tưởng bạn dễ dãi, hiền lành, thư sinh quá nên “bắt nạt” bạn bằng một thái độ không giống ai. Như họ thối tiền cho bạn rõ ràng là thiếu mà họ cứ gằng giọng với bạn là không phải như vậy. Vâng, vẻ ngoài thư sinh, bạn rất hiền nhưng bạn không dễ bắt nạt. Hãy cứ tranh cãi với họ bằng thái độ hòa giải chứ không hòa tan.
Cứu vãn mối quan hệ:
Than phiền là một cách cứu vãn mối quan hệ. Đối phương biết bạn rất bực tức, họ cũng trong tâm trạng như vậy. Nếu cả hai người đều cho rằng “cái” bực của mình lớn nên đều im lặng. Cách xử sự này khiến mối quan hệ của bạn trở nên đi xuống và “chiến tranh lạnh” căng thẳng hơn, và sự việc ì ạch không được giải quyết. Nói, than phiền cho họ biết về điều bạn đang nghĩ, và hãy cứ tin rằng khi ai đó than phiền tức rằng họ đang cố gắng cứu vãn mối quan hệ với bạn , vì vậy cứ lắng nghe họ nói.
Lạc quan:
Cái va chạm xe máy nhẹ giữa bạn và một người lạ, tuy nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn suốt ngày hôm đó. Họ đi sai đường, họ không bật xi nhan khiến bạn đâm sầm vào họ. Thay vì lẳng lặng đứng dậy đi, hay buông một câu “chửi” không đâu, bạn hãy dẫn xe vào lề và nói cho họ biết, họ sai. Chắc chắn, tâm trạng bạn sẽ nhẹ hơn, họ cũng sẽ rút được kinh nghiệm cho mình. Quả là mọi thứ sẽ lạc quan hơn đúng không?



... Đôi khi cơn nóng giận sẽ khiến đối phương ghi nhận lời than phiền “cấp tốc” hơn, nhưng đôi lúc nó lại tạo ra “cơn lốc” cuốn phăng mọi thứ.
“Than” không tốn tiền chụm lửa
Than phiền nhưng hợp lí, và phong cách diễn đạt đủ liều lượng khiến người nghe nể trọng lại là một đẳng cấp khác. Có rất nhiều lời than phiền, nhưng bạn hãy thử để ý, dường như lời than phiền có sự kết hợp logic, tinh tế giữa một người lịch sự với một người trút tất cả nóng giận lên sự việc là hai kết quả hoàn toàn ngược nhau.
Nghĩ trước khi nói:
Bao giờ cũng vậy, hãy dành cho mình nghĩ nhanh vài giây về vấn đề mình không hài lòng. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ vấn đề bạn đang nói, bạn muốn điều gì từ họ và bạn cần họ phải nhận ra lỗi của họ, biết lỗi của họ chứ không phải là để “hả dạ”’ sự bực bội của mình. Và dĩ nhiên lời nói được suy nghĩ bao giờ cũng thuyết phục người đối diện hơn lời nói bộc phát.
Điềm tĩnh, từ tốn:
Thái độ là hình thức, bao giờ hình thức cũng bổ trợ và luôn là điều đầu tiên quyết định nội dung câu chuyện. Bất cứ ai cũng thích được đối xử nhẹ nhàng, cả bạn cũng vậy. Giữ thái độ từ tốn, cách nói ngắn gọn, đủ ý bằng phong thái rất đàn ông, lời than phiền của bạn không chỉ được ghi nhận mà đối phương cũng sẽ kể về bạn với những lời khen dễ chịu.
Than phiền cũng là cách giúp người khác tốt hơn là im lặng một cách nhu mì.

1. Luyện tập cảm xúc: 
Cảm xúc có thể được kiềm chế ở những mức giới hạn nếu bạn thường xuyên luyện tập với nó. Học cách hít thở sâu, nghĩ lạc quan, đứng về phía người đối diện để nhìn nhận sự việc. Đây sẽ là năng lượng và sức mạnh giúp bạn mỗi khi tức giận.
2.Theo nhà tâm lý họcTS Charles Spielberger thì “nóng giận là một cảm xúc đi từ bực mình đến nổi giận”. Cũng như những cảm xúc khác, bao giờ nó cũng kèm theo một số thay đổi về sinh lý học và sinh học, chẳng hạn tim đập nhanh, huyết áp tăng…
Nhấn mạnh:
“Tôi thích bản báo cáo này của bạn, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ làm được tốt hơn như vậy”, “Tôi biết khi đã mua hàng là không được trả lại, tôi cũng rất thích mua hàng ở đây, nhưng hàng lỗi thì tôi không chấp nhận được”, “Tôi thích em là em và cách em đối với mọi người, nhưng tôi không muốn em bị người khác chỉ trích”… và … Nhấn mạnh vấn đề một cách “vừa xoa vừa đấm” chính là kĩ năng thuyết phục và để người khác lắng nghe bạn một cách chăm chú nhất.
Lời than lịch sự:
Không thể nào giữa chốn đông người, bạn lại “gào” lên với họ trước những ánh mắt đang dán chặt vào bạn. Cho dù bạn có đúng, người kia sai nhưng bạn vẫn là người không lịch sự. Lựa lời để nói, dùng từ ngữ không quá đà và đừng làm tổn thương người khác chỉ vì bạn rất bực bội. Điều này không chỉ giúp bạn thấy nhẹ nhàng, mà người nhận được lời than phiền cũng rất nhẹ nhõm.
Than phiền trong hòa bình:
Mặc dù, bạn đang trong trạng thái “lửa cháy hừng hực” nhưng hãy giữ chúng lại bằng cách lấy hơi thật dài trước mặt họ. Sau đó hãy diễn dạt cho họ hiểu sự bực bội của bạn. Đôi khi cơn nóng giận sẽ khiến đối phương ghi nhận lời than phiền “cấp tốc” hơn, nhưng đôi lúc nó lại tạo ra “cơn lốc” cuốn phăng mọi thứ. Để đảm an toàn, than phiền trong hòa bình luôn thể hiện sự khôn ngoan của bạn.
a


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: