Ngày 10.7 tại di tích Triện Miếu (Đại nội, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế), Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐ) phối hợp với Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa tiên Nguyễn Hoàng (1613-2013) - người đã có công to lớn đối với hành trình mở cõi, khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam.
Đại diện Nguyễn Phúc tộc và lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế dâng hương và kỷ niệm 400 năm ngày mất chúa Nguyễn Hoàng - Ảnh: B.N.L
Chúa Nguyễn Hoàng sinh năm 1525, là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim, người đã phò vua Lê Trang Tông để trung hưng nhà Lê từ năm 1533. Sinh thời, Nguyễn Hoàng đã nổi tiếng là một vị tướng tài, văn võ kiêm toàn, được vua Lê phong tước Đoan Quận công.
Chúa Nguyễn Hoàng mất vào mùng 3.6 âm lịch năm Quý Sửu (1613), ban đầu an táng tại núi Thạch Hãn (H.Hải Lăng, Quảng Trị) về sau được cải táng tại núi La Khê (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế ngày nay) và được vua Gia Long truy tôn thụy hiệu Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế, dựng Triệu Tổ miếu để thờ, đặt tên lăng là Trường Cơ.Mặc dù công trạng của 9 chúa Nguyễn nói chung và chúa Nguyễn Hoàng nói riêng đối với hành trình mở mang bờ cõi của đất nước rất quan trọng, nhưng sau gần 20 năm kể từ ngày quần thể di tích cố đô Huế đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, những lăng mộ và phần phủ đệ của các chúa vẫn chưa được công nhận. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết: “Trước đây đánh giá về vương triều Nguyễn còn rất nhiều hạn chế, mãi đến năm 2008 mới có hội thảo quốc gia về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, từ đó mới có nhìn nhận khác hơn về triều Nguyễn. Hiện nay chúng ta đã có sự kiểm kê đánh giá lại di sản này, bước đầu lăng chúa Nguyễn đầu tiên đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới đây kế hoạch của chúng tôi từng bước đưa tất cả các lăng mộ chúa Nguyễn, các phủ đệ của các vị vương, đại thần... vào trong hệ thống chung để quản lý”.Theo ông Tôn Thất Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, chúa Nguyễn Hoàng có công to lớn trong việc tạo lập hai xứ Thuận - Quảng và mở đất phương Nam, nhưng bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học xã hội xuất bản trước đây đã có những nhận định thiếu khách quan khi đánh giá các chúa Nguyễn là “tập đoàn phong kiến thối nát”. Đây không chỉ là xúc phạm lớn đến các chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Hoàng nói riêng mà còn gây nên một mặc cảm đối với bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc. “Nhân kỷ niệm 400 ngày mất chúa Nguyễn Hoàng, thay mặt họ tộc Nguyễn Phúc tôi thiết tha đề nghị nhà nước, Ủy ban UNESCO tại Việt Nam, TTBTDTCĐ Huế cần có chính sách đầu tư, bảo quản, tu bổ lăng mộ các chúa. Vì hiện hay một số khu lăng mộ bị lấn chiếm đất, một số khu lăng mộ khác đang ở trong trình trạng điêu tàn, hư hỏng”, ông Bảo nói.Bùi Ngọc Long
Đại diện Nguyễn Phúc tộc và lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế dâng hương và kỷ niệm 400 năm ngày mất chúa Nguyễn Hoàng - Ảnh: B.N.L |
Chúa Nguyễn Hoàng sinh năm 1525, là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim, người đã phò vua Lê Trang Tông để trung hưng nhà Lê từ năm 1533. Sinh thời, Nguyễn Hoàng đã nổi tiếng là một vị tướng tài, văn võ kiêm toàn, được vua Lê phong tước Đoan Quận công.
Chúa Nguyễn Hoàng mất vào mùng 3.6 âm lịch năm Quý Sửu (1613), ban đầu an táng tại núi Thạch Hãn (H.Hải Lăng, Quảng Trị) về sau được cải táng tại núi La Khê (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế ngày nay) và được vua Gia Long truy tôn thụy hiệu Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế, dựng Triệu Tổ miếu để thờ, đặt tên lăng là Trường Cơ.
Mặc dù công trạng của 9 chúa Nguyễn nói chung và chúa Nguyễn Hoàng nói riêng đối với hành trình mở mang bờ cõi của đất nước rất quan trọng, nhưng sau gần 20 năm kể từ ngày quần thể di tích cố đô Huế được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, những lăng mộ và phần phủ đệ của các chúa vẫn chưa được công nhận. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế cho biết: “Trước đây đánh giá về vương triều Nguyễn còn rất nhiều hạn chế, mãi đến năm 2008 mới có hội thảo quốc gia về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, từ đó mới có nhìn nhận khác hơn về triều Nguyễn. Hiện nay chúng ta đã có sự kiểm kê đánh giá lại di sản này, bước đầu lăng chúa Nguyễn đầu tiên đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới đây kế hoạch của chúng tôi từng bước đưa tất cả các lăng mộ chúa Nguyễn, các phủ đệ của các vị vương, đại thần... vào trong hệ thống chung để quản lý”.
Theo ông Tôn Thất Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc tộc, chúa Nguyễn Hoàng có công to lớn trong việc tạo lập hai xứ Thuận - Quảng và mở đất phương Nam, nhưng bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học xã hội xuất bản trước đây đã có những nhận định thiếu khách quan khi đánh giá các chúa Nguyễn là “tập đoàn phong kiến thối nát”. Đây không chỉ là xúc phạm lớn đến các chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Hoàng nói riêng mà còn gây nên một mặc cảm đối với bà con trong dòng họ Nguyễn Phúc. “Nhân kỷ niệm 400 ngày mất chúa Nguyễn Hoàng, thay mặt họ tộc Nguyễn Phúc tôi thiết tha đề nghị nhà nước, Ủy ban UNESCO tại Việt Nam, TTBTDTCĐ Huế cần có chính sách đầu tư, bảo quản, tu bổ lăng mộ các chúa. Vì hiện hay một số khu lăng mộ bị lấn chiếm đất, một số khu lăng mộ khác đang ở trong trình trạng điêu tàn, hư hỏng”, ông Bảo nói.
Bùi Ngọc Long
0 nhận xét: