Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

20 cách để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

20 cách để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cựcCuộc sống sẽ tốt hơn nếu chúng ta biết cách loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực, những cảm xúc có hại và thay vào đó bằng những suy nghĩ lạc quan, những cảm xúc tích cực.

Mỗi ngày, con người có khoảng 40.000 – 60.000 suy nghĩ khác nhau. Không ít trong số đó là những suy nghĩ tiêu cực, khiến bạn cảm thấy chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu đắm chìm vào chúng, bạn sẽ lãng phí thời gian không thể tiến xa trong sự nghiệp của bản thân.
“Cách khắc phục những suy nghĩ tiêu cực và những cảm xúc có hại là phát triển những cảm xúc tích cực mạnh mẽ hơn” – Đạt Lai Lạt Ma.

1. Không “nhai đi nhai lại” những suy nghĩ tiêu cực

Về bản chất, suy nghĩ tiêu cực cũng giống như các suy nghĩ tích cực. Tuy nhiên, việc “nhai đi nhai lại” những suy nghĩ xấu ấy gây nên hiện tượng “rumination” (sự nghiền ngẫm). Theo các nhà khoa học, hành động này chỉ làm gia tăng tình trạng lo âu, căng thẳng, thất vọng của chúng ta mà thôi.

2.Tôi sẽ hạnh phúc một khi tôi có….. hay khi tôi kiếm được…

Vấn đề: Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể hạnh phúc cho đến khi nào bạn đạt đến một mốc nào đó, một chỉ số về tài sản nào đó, hay một kiểu nhà, hiệu xe hơi, hay cấu hình máy tính và điện thoại di động, quần áo hàng hiệu nào đó, thì bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Mục tiêu khó nắm bắt ấy luôn ngoài tầm với. Một khi ta đạt được những mục tiêu ấy rồi, ta có thỏa mãn không? Hay ta lại ham muốn nhiều hơn?
Giải pháp: Biết hạnh phúc với những gì ta có, với nơi ta đang ở, vị trí hiện tại, và cái ta đang là – ngay chính phút giây này. Hạnh phúc không phải là một trạng thái nào đó mà ta muốn cuối cùng đạt đến – hạnh phúc có thể tìm thấy ngay bây giờ. Biết chắt chiu hạnh phúc, đếm những may mắn của đời mình, và thấy mặt tích cực trong mỗi tình huống. Nghe có vẻ giản đơn, nhưng cách này hiệu quả.

3. Biết rõ đâu là suy nghĩ tiêu cực

Các nhà tâm lý học đều khẳng định: những suy nghĩ tiêu cực là điều tự nhiên đối với con người. Việc cố tỏ ra lạc quan, vui vẻ trong mọi trường hợp thậm chí còn thúc đẩy cảm giác không hạnh phúc trong não bộ.
Thay vào đó, những người có thể nhận ra chính xác suy nghĩ tốt và suy nghĩ xấu trong đầu có thể thay đổi bản thân theo hướng tích cực nhanh hơn người bình thường khác.


4. Chấp nhận là cách tốt nhất để vượt qua nỗi buồn

Bác sĩ tâm lý trị liệu Tori Rodriguez từng viết trên tạp chí Scientific American rằng: “Một suy nghĩ chỉ là một suy nghĩ, một cảm xúc chỉ là một cảm xúc”.
Theo đó, điều gì mau đến cũng sẽ mau qua. Nếu bạn chủ động chấp nhận suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ sớm vượt qua được và có thêm năng lượng tiến lên phía trước.


5. Viết suy nghĩ tiêu cực ra giấy rồi vứt đi

Các chuyên gia tâm lý tại Đại học Texas khuyên mọi người nên dành 20 phút viết ra những điều khiến bản thân stress, sau đó xé tờ giấy và vứt đi. Hành động này có thể giúp bạn ít nghĩ về những điều tiêu cực đó đáng kể.

6. Tôi là một kẻ thất bại cay đắng- Tôi chẳng thể làm gì ra hồn

Vấn đề: Mỗi người đều là một người thất bại nếu bạn nhìn vấn đề theo những cách nào đó. Mọi người đều đã có những thất bại, nhiều lần, mặt này hay mặt khác. Bản thân tôi chắc chắn không ít lần thất bại, nhiều đến nỗi tôi không thể đếm được.- và hiện tại, hàng ngày tôi vẫn còn thất bại. Tuy nhiên, nhìn nhận những thất bại như những thất bại chỉ khiến bạn cảm thấy mình tệ hơn. Với cách nghĩ như thế, ta sẽ tự tạo ra một hình ảnh rất tối tăm, đầy tiêu cực về bản thân, và sẽ không bao giờ xóa được hình ảnh không đẹp ấy…
Giải pháp: Nhìn nhận những thành công của mình và quên đi các thất bại. Nhìn lại đời mình, trong tháng qua, năm qua, hay 5 năm qua. Và cố gắng nhớ lại các thành công của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhớ lại, hãy bắt đầu ghi chép tài liệu cho các thành công- ghi chép nhật ký, trong một cuốn sổ hay trên mạng. Ghi chép các thành công hàng ngày, hay hàng tuần. Khi bạn nhìn lại những thành quả ấy, sau một năm, bạn sẽ kinh ngạc. Cảm giác này thực dễ chịu.

7. Giải thích lại những sự việc một cách khác nhau

Không bao giờ quá muộn để có một tuổi thơ hạnh phúc. Những sự việc không hạnh phúc thời ấu thơ có thể được giải thích theo những cách khác nhau tích cực hơn. Bạn có thể biết ơn những người đã từng làm tổn thương bạn trong quá khứ bởi vì họ đã khiến bạn mạnh mẽ hơn trong hiện tại. Và trong bất kỳ trường hợp nào, nó không thể xảy ra khác.
Bố mẹ bạn không có điều kiện tốt để nuôi dưỡng bạn. Hơn nữa, bạn là người mà họ đã dạy dỗ và nuôi lớn. Nhưng họ đã làm những điều tốt nhất có thể dành cho bạn. Thật ngu ngốc khi nghĩ mãi vè những khó khăn, thiếu thốn. Hãy coi đó là động lực để vươn lên.


8. Ước gì tôi bằng… – Không so sánh bản thân với người khác

Các nghiên cứu của cảnh sát chỉ ra rằng, người có xu hướng thích so sánh bản thân với đồng nghiệp có mức độ hài lòng trong công việc thấp hơn người khác.
Đồng thời, việc thường xuyên đặt bản thân lên bàn cân dẫn tới những trải nghiệm cảm xúc không tốt như đố kị, hối tiếc, bực mình…

Vấn đề: Chúng ta sẽ chẳng bao giờ xinh đẹp, tài ba, giàu sang, quyến rũ bằng mọi người khác. Nếu bạn tài giỏi, luôn có một ai khác giỏi hơn. Vì thế, nếu ta so sánh mình với người khác, ta sẽ thấy mình thua kém, luôn thất bại, và cảm thấy mình bất hạnh. Thế thì không thể hạnh phúc.
Giải pháp: Ngừng so sánh bản thân với người khác, và thay vào đó nhìn vào chính mình: Những điểm mạnh, những thành công, những kết quả đạt được của mình là gì, dù cho chúng còn khiêm tốn. Bạn yêu mến những gì ở chính mình? Học cách yêu bản thân, mình của hiện tại, chứ không phải cái mà mình muốn trở thành. Trong mỗi chúng ta, luôn có cái tốt, tình yêu, và tính nhân bản tuyệt vời.

9. Thấy người khác thành công sinh lòng ghen tị

Vấn đề: Trước hết đừng cho rằng chỉ có số ít người có thể thành công. Sự thực là thành công có thể đến với nhiều người – bằng nhiều cách khác nhau.
Giải pháp: Biết ngưỡng mộ thành công của người khác, học hỏi từ đó, và vui mừng với thành tựu của họ, bằng cách đồng cảm với họ và hiểu được họ đã phải làm như thế nào để trở thành họ như bây giờ. Và sau đó quay đi, nhìn lại chính mình – để thấy rằng bạn cũng có thể thành công, trong bất cứ việc gì bạn đã chọn để làm. Thậm chí bạn đã thành công rồi đấy. Chớ nhìn lên những người ở trên cao hơn bạn trong thang bậc xã hội, mà hãy nhìn xuống những người bên dưới; có hàng triệu người thua kém, cơ khổ hơn bạn – những người không thể đọc được bài báo này hay sở hữu một cái máy tính. Xét theo nghĩa ấy, bạn đã là một người rất thành công rồi.

10. Đừng có lý giải thiệt hơn

Khi được sếp giao công việc cho đội nhóm, bạn thường mang tâm lý tìm lý do tránh bị thiệt thòi. Bạn tìm cách né tránh hoặc tìm một điểm tích cực nào đó trong hành vi để thuyết phục mọi người. Bạn tự mình vào vị trí nạn nhân, và biến người khác vào vị trí “kẻ áp bức”. Cách ứng xử này sẽ tiếp tục giam giữ cảm xúc tiêu cực luôn tồn tại trong con người bạn. Dừng việc lý giải thiệt hơn và bắt đầu đổi mới bản thân khi chưa muộn bạn nhé.

11. Vượt lên ý kiến của người khác

Làm vừa lòng tất cả mọi người là điều không thể. Bạn chỉ mất thời gian và kiệt sức trong bế tắc. Việc quá quan tâm hay nhạy cảm với cách người khác cư xử cũng gây nên cảm xúc tiêu cực. Một số người hình thành hình ảnh bản thân qua cảm nhận của người khác. Khi những ý kiến này tiêu cực thì ngay lập tức họ bị cuốn vào cảm xúc giận dữ, tự ti, bối rối.
Thách thức lớn nhất trong cuộc sống là tin vào bản thân bạn. Hãy là chính mình, mọi người sẽ chấp nhận con người thật của bạn.

12. Không đổ lỗi cho người khác

Đừng đổ lỗi cho người khác về những rắc rối của bạn. Khả năng thực hiện ước mơ tỷ lệ thuận với khả năng tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống. Khi trách người khác, đồng nghĩa việc bạn chối bỏ trách nhiệm. Đừng trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.
Hãy bắt đầu thôi viện cớ hay bào chữa cho hành vi của chính mình. Nếu bạn phạm sai lầm, hãy nói câu xin lỗi và bắt tay ngay vào việc sửa sai.
“Chẳng ai có thể làm cho bạn cảm thấy thấp hèn hơn nếu không có sự cho phép của  bạn”- (Eleanor Roosevelt)

13. Nguyền rủa! Tại sao những điều xấu, chuyện chẳng may này lại xảy ra với mình

Vấn đề: Chuyện rủi xảy ra với mọi người. Nếu ta mãi chăm chăm vào đó, ta sẽ mệt mỏi và chán nản.
Giải pháp: Xem những chuyện không hay như một phần tất yếu, thăng trầm của cuộc đời vô thường này. Đau khổ là một phần trong kiếp người, nhưng đau khổ rồi sẽ qua. Hết mưa lại nắng, sau cơn giông bão sẽ lại rạng rỡ ánh dương. Chớ để nỗi đau một mùa hủy diệt toàn bộ niềm vui của một đời còn lại. Chớ nhìn cuộc đời toàn màu xám đen, hãy nhìn thấy trời vẫn xanh trên đầu ta. Hãy học cách chấp nhận rủi may và học được gì từ đó và tự nhủ lẽ ra sự việc còn tệ hơn. Điều không may thực sự là cơ hội cho ta học để mạnh mẽ hơn và trưởng thành hơn.

14. Trả miếng _ trả thù

Vấn đề: Nếu ai đó làm nhục hay làm bạn tức giận, bạn đáp trả lại như thế chỉ tự chuốc lấy phiến toái lên bản thân. Người này có lẽ có một ngày không may, hay một năm xui và trút lên đầu bạn vì một lý đo nào đó. Nếu bạn phản ứng tương tự, bạn cũng làm cho ngày của mình xấu đi. Vấn đề của người ta trở thành của chính bạn. Không những thế, cái vòng quay của sự lăng mạ có thể càng tệ hơn cho đến khi nó gây ra những hậu quả về bạo hành và tiêu cực đáng tiếc- cho cả hai bên
Giải pháp: Hãy để cho những lời lăng mạ, xúc phạm trôi tuột như bạn đã có lớp phủ chống dính. Chớ để vấn đề của người thành của mình. Thực thế, hãy cố gắng hiểu vấn đề hơn – tại sao ai đó lại hay nói những lời khó nghe vậy? Họ có đang gặp phải vấn đề gì chăng? Có chút cảm thông với người- không chỉ giúp bạn hiểu được những phê phán ấy không nhằm vào bạn, mà có thể làm cho bạn cảm nhận và có thái độ tích cực hơn đối với họ- và khiến bạn cảm thấy dễ chịu với chính mình trong suốt quá trinh.

15.Tôi nghĩ tôi không có thể làm được – tôi không có đủ kinh nghiệm- Đừng bào chữa

Nguyên nhân sâu xa gây ra cảm xúc tiêu cực là sự bào chữa. Bạn có cảm giác yếu đuối khi tự bào chữa với bản thân hoặc với người khác rằng bạn có quyền tức giận hay thất vọng. Thường những người giận dữ phạm lỗi luôn miệng trình bày đủ lý do để giải thích. Chừng nào bạn còn tự bào chữa cho bản thân, cảm xúc ấy còn kiểm soát và chi phối suy nghĩ của bạn theo hướng xấu đi.
Rất nhiều người không thành công mắc phải căn bệnh tinh thần này- tạm gọi là “tự bào chữa”. Khi căn bệnh này trầm trọng, chắc chắn người đó sẽ chuốc lấy thất bại.
Vấn đề: Nếu bạn nghĩ rằng mình không thể làm gì thì bạn chẳng bao giờ thành công, nhất là cho những chuyện lớn. Kinh nghiệm chẳng liên quan gì- sự tập trung và niềm hăng say, động cơ mới đáng kể. Nếu bạn luôn đợi dịp khác, bạn sẽ chẳng có khi nào thực hiện được gì. Suy nghĩ tiêu cực như thế ngăn cản ta không hoàn thành được bất cứ điều gì.
Giải pháp: Thay đổi cách nghĩ: rõ ràng bạn có thể làm được. Bạn không cần nhiều kinh nghiệm, hay đợi đến khi có đủ kinh nghiệm mới khởi sự. Tìm những cách để đạt đến thành công. Nếu thất bại, bạn vẫn có bài học quí giá, hãy cố lần nữa. Thay vì gác lại mục tiêu, hãy bắt tay ngay. Và tập trung vào chỉ một mục tiêu một lúc, đặt hết tâm lực vào đó, và tìm nhựng trợ giúp từ những người khác. Bạn có thể lấp biển dời non với cách suy nghĩ tích cực như thế.

16. Hãy để nó qua đi

Một nhà tâm lý học với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với những người bất hanh đã viết rằng 2 từ chung nhất mà ông đã được nghe trong công việc của mình đó là những từ “nếu như”. Đó dường như là hầu hết những người bất hạnh bị đè nèn bởi một sự kiện nào đó đã xảy ra trong quá khứ mà họ không để nó trôi qua. Họ vẫn bất bình, tức giận hoặc thất vọng về một điều gì đó mà một ai đó làm hoặc đã nói.
Thực tế thì những khó khăn, sự cản trở là sự phát triển tự nhiên không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Để thay đổi suy nghĩ và thay đổi cuộc đời bạn, bạn phải quyết định vượt qua chúng và đối xử tốt với cuộc sống của bạn, bất kể điều gì đã xảy ra. Cho đến khi bạn thực hiện được, bạn vẫn còn một gã nô lệ cho quá khứ, cái mà không bị thay đổi trong bất kỳ trường hợp nào. Hãy quyết định từ ngày hôm nay để từ nay về sau bạn sẽ hạn chế được tất cả những điều “Nếu như” trong cuộc sống của bạn.


17. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ mình

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: việc giúp đỡ người khác giúp bạn tự đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực và tăng thêm sự tự tin cho bản thân.
Vấn đề: Sự ganh đua – cạnh tranh luôn đinh ninh rằng có một lượng vàng phải tranh giành, và ta phải chiếm được nó trước. Tính cách này biến ta thành kẻ tham lam, nói xấu, gây tổn thương cho người và cho mình. Vì những tính ganh đua và tâm so bì, chúng ta cố gắng bằng mọi cách tranh đua quyết liệt với người khác để thành công.
Giải pháp: Học cách xem thành công như một cái gì đó có thể chia sẻ, và biết rằng nếu giúp đỡ tương trợ nhau, mỗi chúng ta có cơ hội tốt hơn để thành công. Hai người cùng hợp tác thực hiện một mục tiêu thường tốt hơn hai đối thủ tranh đua để giành giật thành công. Có nhiều hơn chỉ một thành công để không sợ phải phân phát. Hãy học cách suy nghĩ thành công chẳng của riêng ai.

18. Tắm nước nóng giúp “rửa trôi” những buồn phiền – hay là thư giãn với âm nhạc

Khoa học đã chứng minh rằng: tắm nước nóng làm gia tăng tuần hoàn máu não, vừa giúp bạn tỉnh táo vừa giúp bạn giải tỏa những căng thẳng.
Nghe nhạc là một cách khác rất tốt giúp giải tỏa căng thẳng, gạt đi những suy nghĩ tiêu cực hoặc ít nhất là chuyển hướng tập trung. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp trị liệu bằng âm nhạc khi áp dụng một cách phù hợp và lâu dài giúp ích được rất nhiều cho những người bị rối loạn giấc ngủ.
Cũng như nhiều phương pháp khác được nêu ở trên, bạn có thể thực hiện với chuyên gia hoặc tự nghe nhạc một mình. Hãy thử những loại nhạc không lời êm dịu ví dụ như những âm thanh trong tự nhiên, nhạc cổ điển hoặc new age instrumental; hoặc bạn cũng có thể nghe những bài hát vui nhộn yêu thích, hát theo hoặc thả hồn vào lời bài hát để thay đổi suy nghĩ.

19. Làm chủ cảm xúc – nhìn đời bằng lăng kính màu hồng

Để duy trì cảm xúc tích cực, hãy loại bỏ chỉ trích, phàn nàn hay lên án người khác về bất cứ việc gì. Khi làm được điều này, bạn đã kích thích cảm xúc tích cực trong mình trỗi dậy. Ngược lại, giữ thái độ khó chịu đã để mặc cho cảm xúc tiêu cực chi phối bản thân và cùng lúc cho người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn. Đây không phải là điều khôn quan. Hãy nhớ- chính bạn là kiến trúc sự tạo ra số phận của chính mình.
“Cảm xúc tích cự mang lại sức mạnh, cảm xúc tiêu cực tước đoạt sức mạnh” (Trích sách Seat of the Soul – Chiếc ghế tâm hồn)
Nhà tâm lý học Martin Seligman gọi đây là “learned optimism” (sự lạc quan thông thái). Nếu thất bại trong một công việc, hãy nghĩ rằng bạn đã không may mắn và bạn có thể làm tốt hơn trong những lần sau.

20. Đi ngủ sớm hơn

Trong một nghiên cứu gần đây do Đại học Binghamton tiến hành, các nhà nghiên cứu đã quan sát khuynh hướng lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ lẩn quẩn của những người tham gia khảo sát với thói quen ngủ. Và họ phát hiện ra rẳng những người hay đi ngủ muộn thường suy nghĩ tiêu cực hơn so với những người tối ngủ sớm sáng dậy sớm; điều tương tự cũng đúng cho những người có thời gian ngủ ít hơn.
Nếu bạn không dành ít nhất 7 tiếng đồng hồ để ngủ mỗi đêm hoặc bạn có xu hướng ngủ muộn, thì bây giờ hãy cố gắng thay đổi. Hãy cố gắng đẩy giờ ngủ sớm lên từ từ, khoảng 15-30 phút sau mỗi vài ngày để có thể đạt được tổng thời gian ngủ chuẩn mực. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy thử một vài những kĩ thuật thư giãn khác dưới đây để việc thay đổi diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Thất bại luôn gây cảm giác chán chường và mệt mỏi, và sau đó bạn thường tự nhủ sẽ cẩn trong hơn? Nhưng cái bóng của sai lầm quá lớn cản trở bạn vượt qua. Đừng để cuộc đời bạn ảnh hưởng với những cảm xúc không đáng có này. Hãy dừng lại và tiêu diệt thứ cảm xúc tiêu cực đáng ghét tiềm ẩn trong bạn ngay lập tức.


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: