Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Kĩ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt - Nuôi lương không bùn

Lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew 1793)

Nuôi trong bể lót bạt là mô hình nuôi lươn phổ biến trong mùa lũ vì cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ quản lý, chăm sóc.
Mùa vụ:

Lươn sinh sản vào tháng 4 - 5 âm lịch nên có thể bắt giống thả nuôi lươn thịt từ giữa tháng 6 âm lịch. Nuôi 5-6 tháng thì thu hoạch.
Chuẩn bị bể nuôi:
  • Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát, dễ lấy nước vào và thoát nước ra, làm mái che hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió.
  • Cắm trụ, dùng bạt ni lông loại dày không thoát nước quây dựa các trụ tạo thành bể. Bể nhỏ: 6-10 m2, bể lớn: 30-80m2. Chiều cao mỗi bể 1 - 1,2 m
  • Lấy đất sạch, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, phơi nắng kỹ, rải 1 lớp dày 20-30 cm ở đáy bể. Nếu bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất cao 40cm.
  • Cho nước qua lọc và đã diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng vào bể. Mực nước trong bồn: 20 - 30 cm. Mặt nước thấp hơn miệng bể 40-50 cm. Thả lục bình tạo bóng râm.
  • Nước trước khi thêm vào bể nuôi phải được diệt mầm bệnh, ấu trùng, ký sinh trùng
Con giống 
  • Lươn giống khai thác trong tự nhiên. Ở miền Bắc lươn đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, và tháng 8-9 dương lịch.
  • Bắt lươn con về ương nuôi: cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt đón vớt ở các của hang ở mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Thường vớt lươn vào chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.
  • Vớt trứng lươn về ấp: lươn đẻ trứng vào bọt do chúng phun trước tổ. Ở nhiệt độ 25-30 độ C trứng nở sau 7 ngày. Khi vớt trứng về, ngâm trứng vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho lươn ăn: lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun, ốc xay nhuyễn...
  • Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, lu, khạp có thành trơn láng, mật độ 200-300 con/m2, treo các búi dây ni-lông để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau 20-30 ngày, chọn lươn khỏe thả nuôi ở ao nuôi lươn thịt.
Chọn giống
  • Chọn thả lươn đồng cỡ trong một bể nuôi tránh con lớn ăn thịt con nhỏ
  • Chọn lươn giống có da màu sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát, không đỏ rốn. Theo kinh nghiệm lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn.
  • Không chọn lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc, xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng. Giống bắt được do xẹt điện, câu, trúm, mồi thuốc là giống yếu và hao hụt nhiều.
Thả giống:
  • Tắm lươn bằng nước muối 3-5% trong 3-5 phút trước khi thả để sát trùng và loại những con yếu.
  • Mật độ thả nuôi lươn thịt bình quân 20-25 con/m2
  • Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg.
  • Mật độ ương: 60 - 200 con/m2 tùy kích cỡ giống.
Thức ăn
  • Tận dụng thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi: cua, ốc, hến, cá tạp xay nhuyễn, tép...
  • Các loại thức ăn khác: trùn quế, giun đất, cám, bã đậu, các loại rau quả
  • Thức ăn bổ sung: vitamin C, đa vitamin để tăng sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm.
  • Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh, không cho lươn ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
Cho ăn
  • Cho ăn 1 hoặc 2 lần / ngày bằng sàn ăn ở 1 vị trí cố định, vào 1 giờ cố định (thường bữa chính lúc 4-6 g chiều). Sau khi cho lươn ăn 2-3 tiến, phải vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể, tránh ô nhiễm môi trường. Khi trời âm u, mưa, lạnh: giảm bớt lượng thức ăn tránh dư thừa.
  • Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ để lươn thích nghi.
  • Lượng cho ăn: Lươn nhỏ: 3 - 4% trọng lượng lươn; lươn lớn: 5 - 8%.
  • Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau.
  • Có thể cho ăn cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi.
Chăm sóc:
  • Giữ nước sạch, hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/l. Khi lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu oxy thì phải thay nước ngay.
  • 4 - 7 ngày thay nước 1 lần tùy theo mật độ thả và loại thức ăn, chất lượng nước. Theo Việt Linh, việc thay nước định kỳ là cần thiết để giúp hạn chế lươn bị bệnh.
  • Định kỳ diệt khuẩn
  • Khi trời nắng, nóng nâng mức nước đến 30 - 40cm
    Duy trì nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 23-28 độ C
  • Khi nhiệt độ thấp: tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể 1 lớp rơm hay cỏ, để giữ ấm cho lương mà vẫn thông khí cho lươn thở.
  • kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh lươn bò mất theo chỗ ni lông thủng, rách.

    Kỹ thuật nuôi lươn trên cạn

    Ông Nguyễn Văn So, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là một trong những người mạnh dạn nuôi lươn trên cạn ở ĐBSCL.

    Năm 2001, ông So thử dùng bạt nylon loại dày không thoát nước để lót nuôi trên cạn, thay thế cho hồ xây bằng gạch, xi măng (chỉ dùng cây cắm xung quanh để giữ bồn nuôi không bị nghiêng chảy nước ra ngoài). Thấy có hiệu quả, ông đã nhân lên 4 bồn, diện tích 150 m2, thả nuôi 250 kg lươn giống (loại 35 con/kg), chỉ sau 6 tháng nuôi, ông So bắt đầu thu hoạch lời 14 triệu đồng. Không dừng lại đó, ông So đã tăng lên hai vụ trong năm, cho đến nay ông có 9 bồn nuôi lươn trước nhà. Thu nhập từ con lươn đạt từ 76 - 80 triệu đồng/năm.

    Kỹ thuật làm bồn nuôi lươn: 
    Nên chọn nơi khu vực đất cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất lượng nước tốt. Diện tích xây bồn từ 10 - 30 m2 là thích hợp nhất, chỉ cần mua bạt nylon không thấm nước là có thể xây dựng thành bồn nuôi. Chiều cao mỗi bồn từ 1 - 1,3 m, bỏ đất ruộng (đang canh tác) vào trong hồ lươn khoảng 1/2 - 2/3 diện tích để cho lươn chui vào đó cư trú. Nên độn thêm rơm, cây chuối mục để tạo môi trường tốt hoặc cho lục bình hay trồng rau mác, rau dừa vào trong hồ để tạo bóng râm trong bồn. Mực nước trong bồn nuôi từ 20 - 30 cm, mực nước sâu quá, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn. Lươn là loài không ưa ánh sáng nên trước khi bố trí bồn nuôi, phải có mái che hoặc làm giàn trồng cây leo tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột.

    Chọn con giống: 

    Nguồn lươn ngoài tự nhiên càng lúc càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm, đánh bắt bằng xung điện...

    Lươn có 3 loại (theo màu sắc). Loại I: lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Loại II: màu vàng xanh, phát triển bình thường. Loại III: màu xám tro, chậm lớn. Kích thước lươn giống thả nuôi tốt nhất 40 - 60 con/kg. Lươn giống thả nuôi phải đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh. Mật độ thả nuôi tốt nhất từ 60 - 80 con/m2.

    Cách cho ăn: 

    Lươn nuôi cần phải trải qua quá trình thuần hóa để quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7 - 10 ngày đầu cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn, khi lươn ăn mạnh, có thể cho ăn hai lần/ngày. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá biển mua về xay ra cho ăn. Trong quá trình chăm sóc, khi cho lươn ăn, cần phải nắm vững nguyên tắc “4 định”: (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí) để điều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1 - 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. Khi lươn trưởng thành, trung bình mỗi ngày cho lươn ăn một lần.

    Lươn mới thả vào 7 ngày cho thay nước một lần, khoảng trên 2 tháng, 4 ngày thay nước, hàm lượng oxy trên 2 mg/lít. Lươn kỵ nước bẩn.

    Phòng trị bệnh cho lươn: 

    Các chứng bệnh ở lươn thường gặp là bệnh sốt nóng, lở loét, bệnh nấm thủy mi, bệnh tuyến trùng, bệnh đĩa...

    + Bệnh lở loét ở lươn: Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.

    + Bệnh tuyến trùng, có thể phòng trị bằng các sản phẩm diệt nội ký sinh trùng như Vemedim, Bayer, Annova… trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 4 - 5 ngày.

    + Bệnh sốt nóng, giảm mật độ nuôi bằng việc san thưa, thay nước, đảm bảo tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm.

    do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập, gây viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng các loại sản phẩm trị ngoại ký sinh để điều trị, nên theo lời khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.
    Nguồn http://agriviet.com


SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: