Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là dông cát, nhông biển, nhông cát sử nữ sinh... là một loài bò sát giống thằn lằn. Thân hơi dẹt, chân mảnh, lưng nhẵn bóng, có vảy nhỏ, bụng màu nhạt có vảy lớn hơn. Đuôi dài, thuôn nhọn. Da có màu sắc biến đổi tùy lúc. Nhông cát có loại to gọi là nhông thềm và loại nhỏ bằng ngón tay là nhông que. Nhông con được gọi là nhông cắc ké. Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Loài này sống ở những cồn cát dọc bờ.
Vóc dáng:
Giống nhông này có đặc điểm là có các đốm nhỏ trên lưng không liền nhau để tạo ra một mạng lưới hoặc những đường dọc và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống:
Loài bò sát rất đẹp này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.
Sinh trưởng, phát triển và sinh sản:
Đặc điểm: dông gần giống con tắc kè, da hồng đỏ, trên lưng có lớp gai chạy dọc theo xương sống. Nuôi khoảng 8 - 10 tháng thì bán thịt, đạt trọng lượng 13 – 15 con/kg, thịt dông trắng như thịt gà.
dông trưởng thành đạt 6 tháng tuổi, sinh sản rất nhanh, thời gian mang thai 10 ngày, một lần đẻ từ 3 – 6 trứng, 45 ngày sau trứng nở ra dông con, tiếp tục nuôi thêm 1 tháng nữa là có thể bán giống.
Trong chăn nuôi nhân tạo, trứng kỳ nhông sau khi đẻ ra phải có đủ độ ẩm mới nở ra con. Thực tế cho thấy, trứng đẻ dưới đất thì nở ra con, còn những trứng đẻ ở trên sàn thì chết khô do thiếu ẩm.
Trong chăn nuôi nhân tạo, trứng kỳ nhông sau khi đẻ ra phải có đủ độ ẩm mới nở ra con. Thực tế cho thấy, trứng đẻ dưới đất thì nở ra con, còn những trứng đẻ ở trên sàn thì chết khô do thiếu ẩm.
Dông dễ nuôi, ít bệnh tật, tỷ lệ nuôi sống 95% trong khi chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc hơn các loài vật khác nên hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cành cây khác.
Kỳ nhông nói riêng và côn trùng nói chung như bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến, dế mèn... là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người "ghê sợ". Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản" với những tác dụng như "cải lão hoàn đồng"...Tương tự, một số loài khác cũng có thể chế biến thành những món ăn ngon như món dế mèn pha áu trừng, sâu chít ngâm rượu, bột vỏ xác ve sầu, bọ hung hại rễ cây nướng. Đặc biệt nhất là món trứng kiến với tác dụng "cái lão hoàn đồng" (giữ da đẹp, người trẻ lâu). Từ trứng kiến có thể chế biến thành các món ăn độc đáo như xôi trứng kiến, bánh kim cương, mướp đắng xào trứng kiến...
Giá trị và thị trường:
ở Việt Nam, đến nay các nhà khoa học đã tìm ra và xác định được ít nhất 19 loài côn trùng có thể dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh, đặc biệt là loài bọ cạp. Theo PGS -TS. Lê Xuân Huệ - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật: "Nếu chế biến nọc bọ cạp thành dạng bột hoặc đem ngâm với rượu sẽ có tác dụng trị được rất nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan tới thần kinh, bán thân bất toại (vì trong nọc của bọ cạp có các chất chống độc). Ngoài việc bào chế thành thuốc, cũng có thể ngâm bọ cạp với cồn, thêm một ít dầu nóng có thể chữa các bệnh sưng tấy, trẹo xương, viêm khớp, các vết bầm tím do ngã, bỏng nước sôi... (tương đương với mật gấu), nhưng giá rẻ hơn nhiều hoặc ngâm với rượu tạo ra một loại rượu bổ quý hiếm...
Hiện nay, thịt kỳ nhông đang là món "đặc sản" được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh.
Tầm quan trọng của Kỳ Nhông
-Là một nghề mới đầy triển vọng
-Lợi ích kinh tế cao
-Giá trị dinh dưỡng cao
-Ứng dụng trong y học
Chuồng nuôi: dùng gạch xây tường rào xung quanh cao 1.2m, bên trên có viền tole láng 30cm để dông không bò được ra ngoài, dưới đáy chuồng đổ 1 lớp xi măng dày khoảng 2cm (để con dông không thể đào hang chui ra) nhưng phải đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa.
Mô hình nuôi nhông tại xã Bình Thạnh. Ảnh: Hải Yến |
Chuồng nuôi phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo và chuột cống. Trong khuôn viên nuôi nên trồng vài cây trứng cá khi quả chín rụng xuống làm thức ăn cho dông.
Thức ăn:
Thức ăn chủ yếu của kỳ nhông là thực vật, lá cây, rau, quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun...
Nguồn thức ăn "bình dân" này rất dễ kiếm, dễ đáp ứng. Điều này, tạo ra công ăn việc làm cho một số hộ gia đình, đồng thời phòng tránh được sâu rầy phá hoại mùa màng...
Chuồng nuôi, hồ nuôi
Việc làm chuồng cho kỳ nhông nói riêng và côn trùng nói chung không hề đơn giản, mỗi loại thú đều có cách thiết kế riêng nhưng tựu trung lại là chuồng phải luôn có cây xanh, ánh nắng, hồ nước, cát… như môi trường tự nhiên.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ nhông rát đơn giản, chủ yếu canh giữ là chính, buổi sáng ra chợ xin hoặc mua rau, quả... về bỏ vào chuồng cho chúng ăn và phun nước tạo ẩm đất cát là xong.
Thức ăn chủ yếu của kỳ nhông là thực vật, lá cây, rau, quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun...
Nguồn thức ăn "bình dân" này rất dễ kiếm, dễ đáp ứng. Điều này, tạo ra công ăn việc làm cho một số hộ gia đình, đồng thời phòng tránh được sâu rầy phá hoại mùa màng...
Chuồng nuôi, hồ nuôi
Việc làm chuồng cho kỳ nhông nói riêng và côn trùng nói chung không hề đơn giản, mỗi loại thú đều có cách thiết kế riêng nhưng tựu trung lại là chuồng phải luôn có cây xanh, ánh nắng, hồ nước, cát… như môi trường tự nhiên.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Chăm sóc nuôi dưỡng kỳ nhông rát đơn giản, chủ yếu canh giữ là chính, buổi sáng ra chợ xin hoặc mua rau, quả... về bỏ vào chuồng cho chúng ăn và phun nước tạo ẩm đất cát là xong.
Kỳ nhông sống và làm tổ trên đất cát, từ khi còn nhỏ cho tới khi thành phẩm khoảng 8-10 tháng. Kỳ nhông ăn lá cây, rau, quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun... uống nước ít, phân không đáng kể, môi trường sống tự nhiên không có dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc.
Nuôi kỳ nhông đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn dịch bệnh, trong khi công lao động không cần nhiều, thị trường đang hút hàng...
Phòng trị bệnh:
Nuôi kỳ nhông đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn dịch bệnh, trong khi công lao động không cần nhiều, thị trường đang hút hàng...
Phòng trị bệnh:
Kỳ nhông là loài bò sát có sức đề kháng rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn phải khô ráo không bị ẩm ướt.
Thu hoạch:
Lứa đầu từ khi thả giống tới lúc thu hoạch khoảng 6-7 tháng, trọng lượng đạt 0,5kg/con trở lên.
Hiệu quả kinh tế: 1kg dông giống khoảng 10 con, giá 450.000đ. Đầu tư 45 triệu mua 100kg dông giống được 1000 con, nếu nuôi tốt khoảng 8 tháng dông đạt 300g/con sẽ cho 300 kg dông. Giá dông thương phẩm 300.000đ/kg, sẽ thu được 90 triệu đồng.Các món ăn được chế biến từ thịt nhông là những món rất ngon, lạ, hấp dẫn và là những món không thể thiếu trên bàn của dân "sành" nhậu.Thu hoạch:
Lứa đầu từ khi thả giống tới lúc thu hoạch khoảng 6-7 tháng, trọng lượng đạt 0,5kg/con trở lên.
0 nhận xét: