Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả

Điều trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc hiệu quảCác chuyên gia đề ra phương án điều trị bệnh tiểu đường là giảm huyết áp ở “mức độ an toàn” và giảm nồng độ mỡtrong máu.Điều trị tiểu đường không nên ỉ lại vào thuốc.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG DÙNG THUỐC



Liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của nhóm ACCORD (*) và các kết quả nghiên cứu khác, việc hạ huyết áp quá thấp chưa phải tốt, giảm mỡ xấu chưa dẫn tới giảm nguy cơ tim mạch, dùng hai loại thuốc giảm mỡ không tốt hơn một loại. 
Theo khuyến cáo của Liên ủy ban về phòng chống, phát hiện, đánh giá và điều trị cao huyết áp (còn gọi là JNC), mục tiêu đầu tiên trong việc điều trị bệnh nhân tiểu đường với huyết áp tâm thu cao là giảm huyết áp xuống dưới 130 mmHg. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào để làm cơ sở cho khuyến cáo đó.
Giảm huyết áp càng thấp càng tốt?
Gần đây, một số nghiên cứu quan sát cho thấy ở những bệnh nhân tiểu đường có huyết áp tâm thu thấp hơn 120 mmHg cũng là những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong thấp hơn những bệnh nhân có huyết áp cao hơn 120 mmHg. Câu hỏi đặt ra là: Ở bệnh nhân tiểu đường, nếu giảm huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg có đem lại lợi ích so với giảm huyết áp dưới trong khoảng 130-140 mmHg?


Vận động là biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh tiểu đường. Ảnh: TH

Kết quả nghiên cứu của nhóm ACCORD cho thấy ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ tai biến tim mạch cao, giảm huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg so với giảm dưới 140 mmHg không giảm các tai biến tim mạch hỗn hợp.
Giảm nồng độ mỡ LDL càng thấp càng tốt?
Mối liên hệ giữa mỡ LDL và bệnh tim mạch có lẽ là một trong những vấn đề y khoa gây ra nhiều tranh cãi nhất trong vòng 40 năm qua.
Bệnh nhân tiểu đường thường có nồng độ mỡ trong máu (LDL và triglyceride) tăng cao và nồng độ mỡ trong máu có thể là một yếu tố nguy cơ tăng bệnh tim mạch và tử vong. Hiện nay, statin là thuốc thông dụng để giảm mỡ LDL trong máu và fibrate giảm mỡ triglyceride và LDL. Ở Mỹ, rất nhiều bệnh nhân sử dụng cả hai thuốc này để kiểm soát mỡ trong máu nhưng chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về hiệu quả của phối hợp điều trị bằng hai loại thuốc. Do đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, điều trị phối hợp hai loại thuốc statin và fibrate so với chế độ điều trị đơn với chỉ statin có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, các nhà nghiên cứu ACCORD, sau gần năm năm theo dõi, thấy so với phương án sử dụng statin đơn thuần, phối hợp giữa fenofibrate và statin không giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, không giảm nguy cơ đột quỵ, không giảm tử vong từ các bệnh tim mạch. Các tác giả viết thêm rằng: Những kết quả này không ủng hộ phương pháp điều trị phối hợp hai thuốc fenofibrate và statin để giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao.
Chưa có chuẩn hạ huyết áp tối ưu
Bất cứ một nghiên cứu lâm sàng nào cũng nhằm mục đích kiểm định một giả thuyết khoa học. Một nghiên cứu lâm sàng không bao giờ có thể chứng minh một giả thuyết khoa học! Do đó, diễn giải kết quả bất cứ một công trình nghiên cứu nào cần phải đặt trong bối cảnh của các nghiên cứu trước, kể cả các nghiên cứu cơ bản và quan sát.
Theo tôi, những kết quả trên khi đặt vào bối cảnh của các nghiên cứu trước nói lên một số điểm như sau:
Thứ nhất, những kết quả này “thách thức” tính hợp lý của khuyến cáo hiện hành JNC-7. Theo kết quả của nghiên cứu thì điều trị hạ huyết áp dưới 120 mmHg (“điều trị tích cực”) không có ích. Nhưng điều đó không có nghĩa là phương án hạ huyết áp dưới 140 mmHg như sử dụng trong quần thể bệnh nhân cao huyết áp là có ích bởi vì nghiên cứu không có nhóm chứng!Không có nhóm chứng, chúng ta khó mà kết luận phương án nào tối ưu. Tuy nhiên, nếu tạm thời chấp nhận giảm huyết áp dưới 140 mmHg thì kết quả của ACCORD gợi ý định hướng đó. Trong tương lai, các khuyến cáo về điều trị huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường có lẽ sẽ thay đổi. Các chuyên gia đều đồng ý rằng những kết quả này sẽ ảnh hưởng đến phác đồ điều trị mà liên ủy ban JNC-8 sẽ ban hành trong tương lai.
Giảm mỡ xấu chưa giảm nguy cơ tử vong
Thứ hai, nghiên cứu trên cho thấy rằng giảm mỡ LDL và giảm triglyceride có hiệu quả như giảm mỡ LDL. Nếu dựa vào mối liên hệ giữa LDL cholesterol và tử vong (quan sát trong nghiên cứu dịch tễ học), chúng ta kỳ vọng rằng nhóm statin sẽ có tỉ lệ tử vong thấp hơn nhóm được điều trị bằng phối hợp hai thuốc statin và fenofibrate nhưng trong thực tế thì ngược lại: Nhóm statin có tỉ lệ tử vong (0,83%) cao hơn nhóm điều trị bằng hai loại thuốc (0,72%). Phân tích theo nồng độ mỡ LDL cho thấy không có mối liên hệ nào giữa LDL hay giảm LDL và nguy cơ tử vong và các biến cố tim mạch.
Kết quả trên một lần nữa chất vấn giả thuyết về mối liên hệ giữa mỡ LDL và bệnh tim mạch hay tử vong. Như nói trên, nếu mối liên hệ giữa mỡ LDL và tim mạch là mối liên hệ nhân quả (causal relationship) thì nhóm bệnh nhân giảm mỡ LDL càng thấp phải có nguy cơ tử vong thấp hơn nhóm giảm mỡ LDL trung bình. Nhưng trong thực tế thì ngược lại: Giảm mỡ LDL có khi còn làm tăng nguy cơ tử vong! Thật vậy, một nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân ở Mỹ cho thấy sau sáu năm điều trị statin, nồng độ LDL giảm gần 30% nhưng tỉ lệ tử vong không khác biệt so với nhóm giảm mỡ LDL chỉ 10%.
Một nghiên cứu mới đây (ENHANCE) cũng cho thấy nhóm được điều trị giảm mỡ LDL thấp (giảm 58%) không làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch so với nhóm giảm mỡ LDL khoảng 40%. Một nghiên cứu khác cũng ở Mỹ bị ra lệnh ngưng giữa chừng vì nhóm bệnh nhân giảm LDL thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao ở mức nguy hiểm. Trước đây, một nghiên cứu ở Nhật trên 30.000 người được điều trị bằng statin cho thấy không có một mối liên hệ nào giữa giảm mỡ LDL và nguy cơ tử vong.
Trong quá khứ có nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy cá nhân với LDL cholesterol cao có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch tăng nhưng điều đó không có nghĩa là can thiệp giảm mỡ LDL sẽ dẫn đến giảm nguy cơ tử vong.
Ăn uống, vận động, sinh hoạt điều độ
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy đối với bệnh tiểu đường, không có phương án điều trị nào tối ưu hay tuyệt đối. Ngay cả khuyến cáo hiện hành (JNC-7) mà đa số giới y sĩ thực hành theo cũng thiếu cơ sở khoa học. 
Có bằng chứng cho thấy can thiệp vào lối sống qua chế độ ăn uống có thể có hiệu quả hơn là dùng thuốc. Chẳng hạn như ở bệnh nhân với bệnh tim, chế độ ăn uống với nhiều rau quả, ngũ cốc, đậu, cá, dầu olive, v.v… giảm nguy cơ tái phát bệnh tim đến 50%-70%. Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy chỉ cần đi bộ 2 giờ mỗi tuần, người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm nguy cơ tử vong 39% (trong khi đó phải điều trị 250 bệnh nhân tiểu đường với statin để giảm một ca tử vong).
Khoảng 90% nguy cơ bệnh tiểu đường là do lối sống “tiêu cực” như quá cân, thiếu vận động thể lực, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, hút thuốc lá, v.v… Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, năng vận động thể lực, bỏ hút thuốc lá là những biện pháp hữu hiệu giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm tử vong. Do đó, bài học sau cùng từ những kết quả nghiên cứu trên là chúng ta nên quay về với những biện pháp ngừa bệnh đơn giản, nằm trong khả năng của chúng ta chứ không nên tùy thuộc vào những phương án dùng thuốc mà bằng chứng khoa học vẫn chưa rõ ràng.
HAM KHẢO NHỮNG BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG




Tiểu đường thuộc phạm vi bệnh chứng tiêu khát (TK) trong y học cổ truyền, với các triệu chứng chủ yếu như uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân và ít nhiều có nhức mỏi cơ khớp, có khi ngoài da khô ngứa. 
Trong y học cổ truyền, tiểu đường thuộc phạm vi chứng bệnh tiêu khát.

- Nếu TK biểu hiện uống nước nhiều miệng vẫn khô khát, lưỡi đỏ do phế nhiệt, phép trị chủ yếu mát phế sinh tân dịch chỉ khát. Nên dùng vị: Sinh địa 20g, thạch cao 240g, tri mẫu 20g, thiên hoa phấn 14g, gạo tẻ 40g, nhân sâm 12g, cam thảo 8g. Ngày 1 thang nấu cho đến khi nhừ gạo bỏ bã uống 2 - 3 lần, uống đợt 5 - 7 ngày. Đây là bài "Bạch hổ gia nhân sâm gia giảm" tác dụng thanh nhiệt, ích khí sinh tân dịch. Bài này uống rất thích hợp với chứng do phế nhiệt. Tiểu đường tuýp 2, uống nhiều miệng vẫn khô khát.
- Nếu TK biểu hiện ăn nhiều mau đói, cầu táo khó rêu lưỡi vàng do vị nhiệt, phép trị chủ yếu mát vị, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng. Nên dùng vị: Sinh địa 30g, đơn bì 16g, hoài sơn 16g, mạch môn 14g, tri mẫu 12g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, hoàng liên 10g. Đây là bài "Sinh địa bát vật  gia giảm", sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng thanh vị, tư thận âm... Bài này rất thích hợp chứng vị thực nhiệt. Tiểu đường tuýp 2 có biểu hiện ăn nhiều mau đói, người gầy sút, đại tiện táo bí.
 
- Nếu TK hình thể gầy nóng trong, tiểu lúc vàng lúc đục do thận âm hư, phép trị chủ yếu bổ thận âm. Nên dùng vị: Sinh địa 30g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 14g, phục linh 12g, trạch tả 10g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g. Đây là bài Lục vị địa hoàng gia vị. Tác dụng tư thận âm, bổ can huyết... Bài này rất thích hợp bệnh chứng thận âm hư. Tiểu đường tuýp 2 người gầy nóng trong.
- Nếu TK tiểu không tự chủ, chân không ấm do thận khí hư nên dùng bài Lục vị địa hoàng trên gia thêm quế chi 12g, phụ tử 4g tức là  bài "Thận khí hoàn gia vị". Tác dụng ôn bổ thận khí, trị các chứng thận dương hư đau lưng mỏi gối, tiểu đêm... Bài này rất thích hợp chứng thận khí hư, tiểu đường tuýp 2, tiểu nhiều chân không ấm, béo bụng.
Qua thực tế lâm sàng cho thấy, bệnh TK có nhiều bệnh chứng tương đồng với tiểu đường, khi điều trị tiểu đường thì chứng TK cũng giảm và ngược lại khi điều trị chứng TK bệnh tiểu đường cũng giảm. Sử dụng một số bài thuốc trên trị TK cũng là hỗ trợ phòng trị bệnh chứng của tiểu đường.
Khuynh hướng dùng insulin
Khuynh hướng mới sử dụng insulin tương đối sớm không chỉ cho tiểu đường loại một mà còn cho tiểu đường loại hai mới phát hiện có đường huyết trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c trên 10%. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dùng insulin sớm có lợi cho việc ổn định đường huyết, phục hồi tế bào beta tụy trạng và ngăn ngừa các biến chứng do đường huyết tăng.
Theo sinh lý bệnh, khi đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, mạch vành và não. Tăng đường huyết kéo dài gây tổn thương tế bào beta tụy trạng vĩnh viễn. Ngược lại, nếu kiểm soát tốt đường huyết, tế bào beta có thể phục hồi dần, ngăn chặn độc tính của đường đối với tế bào beta.
Cách mới điều trị bệnh tiểu đường - 1
Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. (Ảnh minh họa)
Dùng insulin giúp tế bào beta được nghỉ ngơi và dễ phục hồi hơn. Hiện nay có nhiều loại insulin như loại tác dụng ngắn trước bữa ăn kết hợp tác dụng dài trước khi ngủ. Loại insulin hít hay dán rất thuận tiện.
Ngày nay, các chuyên gia chủ trương dùng insulin ngay từ đầu khi mới chẩn đoán tiểu đường có đường huyết tăng cao lúc đói trên 2,5 gam hay hồng cầu A1c tăng cao trên 10%. Ngoài ra insulin còn dùng trong các sang chấn nặng hay đang mang thai.
Phương pháp cấy tế bào gốc
Trên đây là các phương pháp điều trị tuy mới nhưng vẫn là các phương pháp truyền thống, không thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường vì không thể tái sinh tế bào beta tụy trạng. Phương pháp đầy triển vọng hiện nay là cấy ghép tế bào gốc.
Với phương pháp này, tế bào gốc đa năng được đưa vào cơ thể biệt hóa thành các tế bào beta mới, khôi phục chức năng tuyến tụy khiến đường huyết được kiểm soát như trong cơ thể bình thường. Không những vậy, tế bào gốc đa năng còn tái tạo các mô của nhiều cơ quan khác nhau như mạch máu, gan thận nhằm phòng ngừa và điều trị các biến chứng của tiểu đường như xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch, bệnh lý gan thận, võng mạc.
Ngoài ra còn một ưu điểm nổi bật nữa là không sợ phản ứng phụ hay phản ứng thải ghép, không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời như ghép tụy tạng, ghép thận.
Bạn cần biết
Khái niệm tiền – tiểu đường hay rối loạn đường huyết cũng được y tế thế giới nêu ra nhằm nhấn mạnh vai trò tầm soát tiểu đường sớm. Mức độ rối loạn đường huyết thường là nguyên nhân đưa đến tiểu đường thực thụ sau này.
Hơn nữa, người ta nhận thấy trong giai đoạn tiền – tiểu đường, chất đường dù tăng nhẹ cũng ngấm ngầm tác hại đến các cơ quan tim mạch, thận, đáy mắt và các mạch máu vùng sâu vùng xa.
Tiêu chuẩn phân loại tiền – tiểu đường là A1c từ 5,7 đến 6,4% tương đương 100 – 126 mg mỗi lít máu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường là khi A1c > 6,5% tương đương 126 mg mỗi lít máu.

Thuốc Đông y điều trị tiểu đường

Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:
+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95% 

+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.

+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử 
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.

+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo 
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.

+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả. 

+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược   
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt. 

+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo 
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi. 

+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g. 
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%

+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây,  sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.

Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.
Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.
Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.
Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
tiểu đường, bệnh tiểu đường, bệnh, bài thuốc, món ăn, thuốc điều trị


Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.
Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.
Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.
Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.
Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.

Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.
Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.
Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.
Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.
Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.
Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.
Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.
Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.
Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.
Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.
Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.
Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.
Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.
Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để diều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.
Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.

SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: